Bị khuyết tật bàn tay, có được học bằng lái xe B1 không?
Căn cứ Điều 43, 44 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT cho thấy quy định về đào tạo và sát hạch lái xe bằng B1 đối với người khuyết tật.
Tuy nhiên về tiêu chuẩn sức khỏe, người khuyết tật học, lấy bằng lái xe hạng B1 số tự động cũng phải tuân thủ Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT. Theo đó, họ phải khai đủ tiền sử, bệnh sử của gia đình và qua vòng kiểm tra của bác sĩ, sau đó mới được khám tám chuyên khoa lâm sàng như tâm thần, thần kinh, mắt, tai - mũi - họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp và chuyên khoa nội tiết (phụ nữ có thêm khoa thai sản).
Theo Thông tư 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT thì không cho phép những trường hợp sau đây được học, lấy bằng, điều khiển xe hạng B1: Người rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ sáu tháng; rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi; chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý; thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10; không nghe được âm thanh trong vòng bán kính 4 m; rối loạn nhận biết ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây; suy tim độ III trở lên; các bệnh, tật gây khó thở.
Những người bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay, một bàn chân, một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) cũng không được phép học và lái xe.
Như vậy, bạn cần phải liên hệ với trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe để xác định khuyết tật của bàn tay trái có ảnh hưởng nhiều tới an toàn khi tham gia giao thông không. Từ đó mới xác định khả năng tham gia đào tạo và sách hạch bằng lái xe B1 của bạn.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?