Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan trực tuyến
Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan trực tuyến quy định tại Điều 10 Quyết định 4398/QĐ-TCHQ năm 2016 về Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:
1. Căn cứ trên cơ sở xác định trọng tâm, trọng điểm, công chức hải quan được Cục trưởng Cục Hải quan phân công thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với các thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, tờ khai hải quan có liên quan.
2. Nội dung kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện như hướng dẫn tại Điều 6 Quy chế này. Ngoài ra, cần kiểm tra, kiểm soát bổ sung những nội dung sau:
a) Quản lý rủi ro
a.1) Kiểm soát việc cập nhật thông tin quản lý rủi ro, thông tin hải quan, thông tin nghiệp vụ hải quan và thông tin vi phạm tại các Hệ thống quản lý rủi ro, Hệ thống thông tin vi phạm, Cổng thông tin điện tử theo đúng quy định và đúng chức năng, nhiệm vụ được giao;
a.2) Kiểm soát việc áp dụng, thiết lập và cập nhật tiêu chí; tình hình phân luồng; chuyển luồng; dừng hàng qua khu vực giám sát và tỷ lệ phát hiện vi phạm;
a.3) Kiểm soát việc cập nhật, xử lý thông tin liên quan đến hàng hóa, hành khách, phương tiện vận tải XNC tại cấu phần Quản lý rủi ro trên Hệ thống e-Manifest và trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để xác định đối tượng trọng điểm và hàng hóa nhập khẩu cần soi chiếu trong quá trình xếp, dỡ, lưu giữ tại cửa khẩu;
a.4) Kiểm soát việc sửa đổi, bổ sung nội dung của hồ sơ vi phạm trên Hệ thống thông tin vi phạm.
b) Công tác kiểm định hải quan
b.1) Kiểm tra, tổng hợp, cập nhật thông tin liên quan đến kiểm định hải quan và phân tích để phục vụ các yêu cầu quản lý hải quan (từ lấy mẫu, giao nhận mẫu đến ra thông báo kết quả phân tích và xử lý vướng mắc, kiểm tra chuyên ngành...) theo dõi tiến độ và đôn đốc các đơn vị trong việc xử lý và cập nhật thông tin lên Hệ thống;
b.2) Kiểm tra để phát hiện một mặt hàng có kết quả phân tích phân loại khác nhau giữa các Chi cục Kiểm định hải quan.
c) Công tác điều tra chống buôn lậu
c.1) Kiểm tra, tổng hợp thông tin vụ việc, báo cáo bắt giữ; theo dõi tiến độ xử lý vụ việc vi phạm và đôn đốc các đơn vị trong việc xử lý, cập nhật thông tin vào hệ thống quản lý vi phạm;
c.2) Kiểm tra để phát hiện các vụ việc vi phạm pháp luật có dấu hiệu hình sự nhưng không điều tra, khởi tố, không chuyển cơ quan điều tra mà chỉ xử lý hành chính.
3. Xử lý kết quả kiểm tra
a) Trường hợp thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và các quy định về quản lý rủi ro được công chức tại Chi cục Hải quan thực hiện đúng quy trình, quy định thì tổng hợp để đưa vào báo cáo hàng ngày;
b) Trường hợp phát hiện công chức hải quan thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải không đúng quy định của pháp luật thì yêu cầu Chi cục Hải quan dừng việc xử lý trên Hệ thống và chỉ đạo công chức thực hiện đúng quy định, đồng thời yêu cầu công chức giải trình, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm.
c) Trường hợp phát hiện công chức hải quan có dấu hiệu vi phạm thì yêu cầu Chi cục Hải quan dừng việc xử lý tờ khai trên Hệ thống đồng thời yêu cầu công chức đang xử lý tờ khai, lô hàng báo cáo làm rõ. Trên cơ sở nội dung vụ việc, Cục trưởng Cục Hải quan hoặc người được Cục trưởng Cục Hải quan phân công kiểm tra, kiểm soát nội bộ chỉ đạo thực hiện tiếp các thủ tục hải quan hoặc thực hiện cùng kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan hoặc cùng kiểm tra thực tế hàng hóa (trong trường hợp chưa thực hiện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hàng hóa) hoặc thực hiện kiểm tra lại hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra lại hàng hóa (trong trường hợp đã thực hiện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa);
d) Trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường của công chức hoặc xu hướng thay đổi bất thường trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải (sự tăng giảm đột biến về lượng hàng hóa, số lượng tờ khai hải quan, số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục tại đơn vị...) thì có văn bản cảnh báo Chi cục Hải quan để tăng cường các biện pháp kiểm tra kiểm soát nội bộ đồng thời báo cáo Tổng cục Hải quan.
e) Trường hợp hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển chịu sự giám sát hải quan có dấu hiệu vi phạm (như vi phạm về tuyến đường vận chuyển, thời gian vận chuyển, ...) mà công chức hải quan không phát hiện hoặc có biện pháp xử lý kịp thời thì chỉ đạo Chi cục trưởng Chi cục hải quan phối hợp, thông báo ngay cho Đội kiểm soát hải quan để truy tìm, xử lý, đồng thời chấn chỉnh việc thực hiện thủ tục hải quan của công chức.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?