Đi xe không giảm thanh có bị phạt giữ cavet xe không?

Tôi bị CSGT giam cavet xe khoảng 3 ngày với lý do: đi xe không giảm thanh. Cho tôi biết mức xử phạt bao nhiêu và bao lâu thì mới lấy cavet về được?

Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính với lỗi không có bộ phận giảm thanh trên xe máy như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;

Đồng thời căn cứ Khoản 5 Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về hình phạt bổ sung như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này bị tịch thu còi;

b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều này bị tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định;

c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Như vậy với lỗi đi xe không có giảm thanh thì bạn chỉ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, và không bị giữ bằng lái hay cavet xe. Về lý do bị giữ cavet xe có thể do bạn không có tiền đóng phạt tại chỗ nên CSGT phải giữ lại cavet xe để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt hành chính của bạn. Do đó, khi bạn đóng tiền phạt đầy đủ. Bạn sẽ được lấy bằng lái về. Căn cứ Khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:

- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
237 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào