Quyền đặt ống dẫn nước bên bất động sản liền kề
Theo Điều 171 Luật Đất đai 2013 có quy định về quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề như sau:
1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.
2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.”
Bên cạnh đó, Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định về quyền đối với bất động sản liền kề, theo đó
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
Như vậy, mặc dù không phải là chủ sở hữu bất động sản nhưng chủ sở hữu của bất động sản liền kề với bất động sản đó vẫn có quyền sử dụng một phần diện tích của bất động sản đó để đảm bảo cho việc sử dụng bất động sản một cách hợp lý, hiệu quả.
Quyền cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề được quy định tại Điều 252 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.
Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.
Đồng thời, việc sử dụng bất động sản liền kề cũng phải tuân theo các quy tắc đã được quy định tại Điều 248 Bộ luật này, cụ thể:
- Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
- Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
- Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Từ những căn cứ pháp luật và phân tích trên, xét trong trường hợp của bạn như sau:
- Nếu vì lý do vị trí tự nhiên của thửa đất, gia đình hàng xóm buộc phải xây dựng hệ thống đường nước trên phần đất thuộc quyền sử dụng của bạn và đây cũng là cách bố trí hợp lý, hiệu quả nhất thì hàng xóm của bạn có quyền tiếp tục sử dụng đường nước đó và quyền sử dụng phần đất đó của bạn bị hạn chế.
- Nếu trên thực tế thì gia đình hàng xóm hoàn toàn có thể xây dựng, lắp đặt hệ thống đường nước khác trên đất của họ thì bạn có quyền không cho gia đình hàng xóm tiếp tục sử dụng đường nước ra vào được xây dựng trên phần đất của gia đình mình. Thỏa thuận giữa gia đình hàng xóm và chủ cũ của thửa đất chỉ có giá trị rằng buộc giữa hai bên và không có giá trị với bạn.
Trong trường hợp thứ hai, bạn nên thỏa thuận với gia đình hàng xóm về việc không cho họ đặt đồng hồ và hệ thống thoát nước bên đất nhà bạn nữa. Nếu họ không chịu thỏa thuận, bạn có thể gửi đơn lên các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?