Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho công nhân có được trừ?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì về cơ bản, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(1) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
(2) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
(3) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
(Trên đây là nội dung tóm tắt, xem chi tiết nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)
Mặt khác, theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC thì phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp.
Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định trên đây còn phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các Khoản chi cho Chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).
Do đó: Đối với khoản tiền mà công ty đang dự định mua bảo hiểm nhân thọ cho các công nhân của công ty, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được xác định vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty:
- Đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (kể trên);
- Tổng mức chi không quá 03 triệu đồng/tháng/người;
- Khoản chi được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty.
- Công ty đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (không nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).
Đồng nghĩa, trường hợp công ty không đáp ứng đủ các điều kiện kể trên thì khoản tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho các công nhân của công ty sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty.
Công ty căn cứ quy định trên đây để thực hiện.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?