Cảnh sát giao thông được bắn tốc độ ở đoạn đường nào?
Theo quy định tại Thông tư 01/2016/TT-BCA thì các thiết bị đầu cuối (máy đo tốc độ có ghi hình ảnh; camera giám sát, ghi nhận hình ảnh phương tiện vi phạm; các thiết bị điều khiển; các thiết bị điện, điện tử và cơ khí khác...) được lắp đặt cố định trên tuyến giao thông đường bộ để giám sát trực tuyến tình hình trật tự, an toàn giao thông và tự động ghi nhận bằng hình ảnh của người, phương tiện vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
Theo đó, khi các thiết bị này ghi nhận được hành vi vi phạm tốc độ của người, phương tiện tham gia giao thông, hệ thống tự động truy cập, truyền dữ liệu đến Tổ tuần tra, kiểm soát để lưu giữ và phục vụ công tác kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Khi nhận được thông báo hành vi vi phạm của người, phương tiện tham gia giao thông từ Trung tâm điều hành hệ thống giám sát, Tổ tuần tra, kiểm soát thực hiện nhiệm vụ dừng phương tiện, kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định.
Trường hợp nếu người vi phạm yêu cầu xem hình ảnh về hành vi vi phạm về tốc độ thì phải cho xem ngay; nếu chưa có ngay hình ảnh thì hướng dẫn họ đến bộ phận xử lý để được xem.
Như vậy: Có thể thấy các tổ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ (trong đó bao gồm lực lượng Cảnh sát giao thông) có quyền thực hiện kiểm soát giao thông (trong đó bao gồm kiểm soát đối với tốc độ của người và phương tiện tham gia giao thông) thông qua hệ thống giám sát lắp đặt cố định hoặc thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ một cách cơ động ở bất cứ đoạn đường nào theo chỉ đạo của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.
Mặt khác, theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà chạy vượt quá tốc độ cho phép thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
- Đối với người điều khiển phương tiện là xe ô tô:
+ Chạy quá tốc độ từ 5 - 10km/h: Phạt 600.000 đồng - 800.000 đồng;
+ Chạy quá tốc độ từ 10 - 20km/h: Phạt từ 2 - 3 triệu đồng;
+ Chạy quá tốc độ từ trên 20 - 35km/h: Phạt từ 5 - 6 triệu đồng;
+ Chạy quá tốc độ từ trên 35km/h: Phạt từ 7 - 8 triệu đồng;
- Đối với người điều khiển phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy:
+ Chạy quá tốc độ từ 5 - dưới 10km: Phạt 100.000 - 200.000 đồng;
+ Chạy quá tốc độ từ 10 - 20km/h: Phạt từ 500.000 - 01 triệu đồng;
+ Chạy quá tốc độ từ 20km/h trở lên: Phạt từ 03 - 04 triệu đồng;
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là bị tạm tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 05 tháng tùy trường hợp vi phạm. Riêng trường hợp vi phạm quá tốc độ từ 35 km trở lên bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Do đó: Đối với trường hợp bạn chạy xe mô tô tham gia giao thông trên đường bộ mà chạy vượt quá tốc độ 62/50 km/h, bị phạt tiền với mức 750.000 đồng là phù hợp với quy định của pháp luật.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?