Ví điện tử có vi phạm luật phòng chống rửa tiền?

Hiện nay tôi nhận thấy thị trường xuất hiện rất nhiều ví điện tử cung cấp dịch vụ chuyển tiền và thanh toán nhanh. Xin hỏi, hoạt động của các ví này có vi phạm Luật phòng chống rửa tiền 2012?

Căn cứ Khoản 6 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-NHNN quy định về dịch vụ ví điện tử như sau:

- Dịch vụ Ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 và được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Ví điện tử ra đời nhằm thúc đẩy chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của chính phủ. Nhiều chuyên gia tài chính cũng khá e ngại trước tình trạng thời gian qua hàng loạt đơn vị đua nhau ra mắt các loại ví điện tử để giúp khách hàng thuận tiện trong các giao dịch điện tử lại cho sử dụng các hình thức nạp, rút tiền ngoài ngân hàng. Nhưng một trong những nguy cơ của nạn rửa tiền của tội phạm chính là tìm cách đưa dòng tiền bất hợp pháp vào lưu chuyển trong hệ thống kinh tế tài chính. Đây là giai đoạn khó khăn của tội phạm rửa tiền vì tiền và tài sản bất hợp pháp sẽ được cơ quan điều tra theo dõi. Hơn nữa, các cơ quan chức năng sẽ đặt ra các quy chế, quy định pháp luật để khống chế tội phạm rửa tiền thông qua việc quy định lượng tiền mặt được chuyển qua biên giới, số tiền được thanh toán, khai báo ngân hàng. Quy chế này được cụ thể hóa thông qua Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-NHNN quy định về hoạt động ví điện tử như sau:

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử không được phép:

a) Phát hành hơn 01 (một) Ví điện tử cho một tài khoản thanh toán của khách hàng tại một ngân hàng;

b) Cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng Ví điện tử, trả lãi trên số dư Ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên Ví điện tử.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải có công cụ để Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, giám sát theo thời gian thực tổng số tiền của khách hàng trên các Ví điện tử và tổng số tiền trên tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử tại các ngân hàng.

3. Việc nạp tiền vào Ví điện tử, rút tiền ra khỏi Ví điện tử của khách hàng phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng.

Như vậy, với việc liên kết chỉ 01 ví điện tử với 01 tài khoản ngân hàng, không cấp tín dụng và tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải thông báo để NHNN kiểm tra, giám sát là những biện pháp nhằm phòng chống rửa tiền.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
374 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào