Sửa chữa đột xuất, sửa chữa định kỳ tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
Căn cứ Điều 15 Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT quy định về công tác sửa chữa đột xuất, sửa chữa định kỳ tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
1. Sửa chữa đột xuất:
Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện các nhiệm vụ sau đây khi có yêu cầu sửa chữa đột xuất:
a) Báo cáo chủ sở hữu và các cơ quan liên quan về sự cố; chủ động tổ chức thực hiện các giải pháp cấp bách để khắc phục sự cố;
b) Hoàn thiện thủ tục, tổ chức lập, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư các hạng mục sửa chữa đột xuất theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
c) Tổ chức thực hiện, hoàn thiện hạng mục sửa chữa đột xuất;
d) Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, bàn giao; lập hồ sơ thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện về chủ sở hữu và cơ quan có liên quan.
2. Sửa chữa định kỳ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật về đấu thầu.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?