Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp có được khấu trừ?
Để thành lập doanh nghiệp và chuẩn bị cho quá trình hoạt động có thể phát sinh các chi phí sau:
- Chi phí thành lập doanh nghiệp như chi phí thuê trụ sở, chi phí mua trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động kinh doanh,
- Chi phí thuê và đào tạo nhân viên, …
- Chi phí quảng cáo
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:
“Trừ các khoản chi không được trừ , doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”
Đồng thời, theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC:
“Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, … không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điểm b Khoản 12 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC:
"12. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền bao gồm các trường hợp sau đây:
b) Trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư thì doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền và phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.”
Trường hợp trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên của doanh nghiệp có văn bản ủy quyền cho bên thứ ba (gọi tắt là các tổ chức, cá nhân được ủy quyền) thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư thì với các hóa đơn mua hàng mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền, doanh nghiệp không phải điều chỉnh hóa đơn (thông tin đơn vị mua hàng) và được coi là chứng từ hợp lý, hợp lệ để hạch toán vào chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu các hóa đơn này đáp ứng đủ điều kiện nêu trên.
Do đó, đối với các khoản chi phí phát sinh trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định (giấy thỏa thuận giữa các sáng lập viên, giấy ủy quyền, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền), phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh, tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?