Từng phạm tội ở nước ngoài có được nhập cảnh vào Việt Nam?
Theo quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;
- Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo đó, theo quy định tại Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ chưa được cho nhập cảnh vào Việt Nam:
- Không đủ điều kiện được nhập cảnh vào Việt Nam (kể trên).
- Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
- Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
- Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
- Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
- Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
- Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
- Vì lý do thiên tai.
- Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì có thể xác định trường hợp người nước ngoài đã từng phạm tội ở nước ngoài, đã chấp hành xong án phạt tù ở nước ngoài (không phân biệt đã xóa án tích hay chưa) không thuộc các trường hợp chưa được cho nhập cảnh vào Việt Nam (kể trên).
Tuy nhiên, trường hợp nếu xét thấy việc cho người nước ngoài đã từng phạm tội ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam có thể gây ảnh hướng đến quốc phòng, gây mất an ninh, trật tự và an toàn xã hội thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể ở đây là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh) của Việt Nam có thẩm quyền từ chối cho người đó nhập cảnh vào Việt Nam.
Do đó: Đối với trường hợp người bạn của bạn là người nước ngoài, trước đây có phạm tội trộm cắp và bị tuyên án 1,5 năm tù, hiện tại đã chấp hành xong án phạt tù. Co ấy có thể liên hệ với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước sở tại (nơi cô ấy đang sinh sống) để làm thủ tục xin cấp thị thực theo quy định của pháp luật Việt Nam để được nhập cảnh vào Việt Nam.
Trừ trường hợp, cơ quan đại diện của Việt Nam có cơ sở để xác định việc cho phép cô ấy nhập cảnh vào Việt Nam có thể gây ảnh hướng đến quốc phòng, gây mất an ninh, trật tự và an toàn xã hội thì họ có quyền từ chối cấp thị thực cho cô ấy mà không cần phải đưa ra lý do cụ thể.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?