Bắt vợ có vi phạm pháp luật không?
Tại Điều 5, Luật hôn nhân và gia đình 2014: Có quy định về các hành vi bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình. Trong đó có:
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
Như vậy, việc thực hiện thủ tục bắt vợ để cưỡng ép kết hôn là hành vi bị cấm.
Và tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định về mức phạt của hành vi cưỡng ép kếp hôn như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
Việc cưỡng ép kết kết hôn cũng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự:
Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện.
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Vậy nên việc bắt vợ, tuy đó là một phong tục tập quán nhưng việc bắt vợ đã vi phạm nghiêm trọng pháp Luật Hôn nhân Gia đình và Luật Hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Tổ chức cá nhân khi cung cấp thông tin đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để đăng tải có phải cung cấp số điện thoại?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 5 tháng 12 năm 2024 là ngày gì? 5 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- Mẫu Bản tự kiểm điểm Đảng viên trong Quân đội dành cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mới nhất 2024?