Chồng mất, bị nhà chồng khởi kiện tranh chấp đất, tôi phải làm sao

Tôi lập gia đình năm 1999 đến năm 2010 không may chồng Tôi qua đời vì là con út nên Tôi phải sống chung cùng gia đình cho đến nay.Trong thời gian chung sống ông có cho vợ chồng Tôi 3sào đất đã làm bìa đỏ và vợ chồng Tôi đã mua thêm 8 sào nữa trong đó có một nữa tiền chung trong gia đình và một nửa là tiền riêng của hai vợ chồng Tôi số đất đó cũng đã có bìa đỏ. Bây giờ anh chồng của Tôi đến kiếm chuyện đánh đuổi mấy mẹ con Tôi đi và dành tài sản; xúi ông bố chồng Tôi làm đơn kiện vợ chồng Tôi đã tự ý đi làm bìa đỏ mà ko có được sự đồng ý của cha mẹ anh em vậy bây giờ Tôi biết phải làm sao ? Kính mong luật sự giúp đỡ cho Tôi.

Thứ nhất, về 3 sào đất bố chồng cho vợ chồng bạn và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, căn cứ Điều 467 Bộ Luật Dân sự (BLDS 2005) về Tặng cho bất động sản:

“1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”

Vậy, 3 sào đất đó khi vợ chồng bạn đã thực hiện đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đã được chuyển quyền sở hữu sang vợ chồng bạn.

Thứ hai, về 8 sào đất, theo thông tin bạn cung cấp, một nửa tiền đóng góp để mua đất là của vợ chồng bạn, nửa còn lại là của những người trong gia đình. Tuy nhiên, khi làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên vợ chồng bạn chứ không phải đồng sở hữu. Vì thế, khi khởi kiện tại Tòa án, trường hợp việc góp tiền mua 8 sào đất trên có văn bản làm chứng cứ hoặc bạn xác nhận có sự đóng góp chung về tiền của tạo dựng tài sản thì Tòa án sẽ xem xét và phân chia giá trị 8 sào đất đó. Có thể bạn sẽ hoàn lại một nửa giá trị của 8 sào đất cho gia đình nhà chồng và không cần phải thay đổi tên chủ sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ ba, bạn cần xác định, chồng bạn mất có để lại di chúc không. Bởi khi người chồng mất, tài sản chung được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân về nguyên tắc, một nửa giá trị đó cùng với khối tài sản riêng (nếu có) sẽ là di sản của chồng bạn (Điều 634 BLDS 2005).

Trường hợp chồng bạn mất có di chúc hợp pháp thì di sản của chồng bạn được chia theo ý nguyện tại di chúc (Chương 23 BLDS 2005).

Trường hợp chồng bạn mất không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, di sản của chồng bạn sẽ được chia theo pháp luật. Và lúc này một nửa giá trị của chồng trong khối tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng (nếu có) sẽ được chia những phần bằng nhau cho người thừa kế hàng thứ nhất, trong trường hợp này là bạn, con bạn, bố chồng (Điều 676 BLDS 2005).

Vậy, căn cứ những phân tích trên, nếu bố bạn khởi kiện về việc vợ chồng bạn tự ý đi làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tại phiên tòa, bố bạn xuất trình được bằng chứng hoặc bạn xác nhận có sự đóng góp để tạo dựng tài sản 8 sào đất thì tùy vào phạm vi Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu của người bố chồng mà có thể bạn sẽ phải nộp án phí tương ứng với phần yêu cầu của bố được Tòa án chấp nhận. Đối với 3 sào đất vợ chồng bạn được tặng cho xét về mặt pháp lý, vợ chồng bạn là chủ sở hữu hợp pháp kể từ thời điểm đăng ký đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Vì thế, nếu bạn bị đánh đuổi hay bị uy hiếp, bạn có thể nhờ đến sự can thiệp của chính quyền địa phương (như UBND, Hội Liên hiệp phụ nữ tại cơ sở), hoặc làm đơn tố cáo đến công an địa phương để bảo vệ mình (thu thập lời chứng từ những người hàng xóm…).

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
160 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào