Kinh doanh thực phẩm bẩn sẽ bị xử phạt ra sao?
Theo Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017), thì cơ sở kinh doanh thực phẩm mất vệ sinh sẽ bị phạt hành chính, nếu thực hiện những hành vi sau đây:
- Sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm gây độc hại, không nằm trong danh mục cho phép của Bộ y tế.
- Chế biến hoặc bán các loại thực phẩm có nguồn gốc là động vật chết do bệnh dịch.
- Nhập khẩu và buôn bán các loại thực phẩm có sử dụng hóa chất, có nguồn gốc là động vật chết vì bệnh dịch.
Với những hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn trên, cá nhân sẽ bị phạt tối đa 100.000.000 đồng, tổ chức sẽ bị phạt tối đa là 200.000.000 đồng.
Mức xử phạt hành chính cũng có thể cao hơn nữa, tùy thuộc vào tính chất hành vi và hậu quả do hành vi gây ra.
Đồng thời người vi phạm sẽ bị xử phạt hình sự với các hành vi sau đây:
- Gây tổn hại đến sức khỏe người dùng.
- Sử dụng nguyên liệu cấm với giá trị lớn.
- Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, tùy vào đối tượng kinh doanh thực phẩm bẩn là cá nhân hay tổ chức, tùy vào tính chất, động cơ, mục đích và hậu quả của việc kinh doanh đó gây ra, mà có các hình thức xử phạt khác nhau.
Dù là mức xử phạt nào thì cũng là những cách thức răn đe, trừng trị đối với những cá nhân hay tổ chức muốn kiếm tiền bất chính, làm hại sức khỏe của người tiêu dùng.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?