Kiện đòi lại tiền lãi được không?
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng vay tài sản tại Bộ luật dân sự 2015 và các phương thức trả nợ mà có thể xác định hợp đồng vay tài sản sẽ bao gồm các loại sau:
(1) Hợp đồng vay tài sản có trả lãi;
(2) Hợp đồng vay không có trả lãi.
Trong đó, đối với hợp đồng vay có lãi thì bên khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi chậm trả theo quy định của pháp luật;
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong đó, theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất mà vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực pháp luật.
Mà theo như thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn vay tiền của một người số tiền 1 tỷ đồng, vay trong 1 năm và phải trả lãi 300 triệu đồng, tổng cộng bạn vừa trả cho họ 1,3 tỷ đồng vào đầu tháng 4/2019.
Qua đó, có thể xác định mức lãi suất cho vay trong trường hợp này là 30%/năm của khoản tiền vay 1 tỷ đồng, vượt quá mức lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép trong hoạt động cho vay là 20%/năm, tương ứng mức vượt quá là 10%/năm.
Do đó: Mức lãi suất vượt quá 10%/năm (100 triệu đồng) này sẽ không có hiệu lực pháp luật. nên bạn có thể liên hệ với bên cho vay yêu cầu bên cho vay trả lại 100 triệu đồng vượt quá, trường hợp bên vay không trả lại và các bên không thỏa thuận được các vấn đề liên quan thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên cho vay đang cư trú để được giải quyết theo thẩm quyền.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?