Cha mẹ buộc con đi ăn xin có bị xử lý hình sự?
- Đúng là hành vi đánh đập con tàn nhẫn, bắt con đi bán hàng lúc nửa đêm, dọa bỏ rơi, không cho con ăn uống đầy đủ, không cho con đi học... của các đối tượng trong bài viết trên có dấu hiệu của tội ngược đãi hoặc hành hạ con được quy định tại điều 151 Bộ luật hình sự. Tội này có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Tuy nhiên, việc xử lý hình sự chỉ được đặt ra trong trường hợp những đối tượng đó đã có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trên mà còn vi phạm.
Theo thông tư liên tịch số 01/2001 ngày 25-9-2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, TAND tối cao, Viện KSND tối cao, hành vi ngược đãi, hành hạ gây hậu quả nghiêm trọng tức là làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại về sức khỏe.
Do vậy, trước mắt các cơ quan chức năng cần xử phạt hành chính các trường hợp cha mẹ hành hạ mà phóng viên Tuổi Trẻ phản ánh để có cơ sở cho việc xử lý ở mức cao hơn, tức là xử lý hình sự. Ngoài việc xử phạt hành vi bắt con đi lang thang kiếm sống, bắt trẻ em đi xin ăn hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn... theo nghị định 114 ngày 3-10-2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em (Tuổi Trẻ ngày 1-7 đã trích dẫn), các cơ quan chức năng có thể áp dụng điều 10 nghị định số 87 ngày 21-11-2001 của Chính phủ (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình) để phạt tiền 100.000-500.000 đồng đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên...
Ngoài ra, Luật hôn nhân và gia đình đã có quy định tạm tước quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên khi họ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Việc tạm tước quyền này có thể kéo dài 1-5 năm do tòa án quyết định dựa trên yêu cầu người thân của trẻ, viện kiểm sát, hội liên hiệp phụ nữ hoặc ủy ban dân số - gia đình và trẻ em...
Trường hợp kẻ chăn dắt trẻ đi xin ăn không phải là cha mẹ của trẻ mà là người dưng nhưng có mối quan hệ ông chủ - bà chủ với trẻ (do cha mẹ trẻ cho trẻ đến làm thuê chẳng hạn) có hành vi hành hạ trẻ về mặt tinh thần và thể xác như quát mắng, hăm dọa, bỏ đói, đánh đập, làm trẻ khiếp sợ... thì các cơ quan pháp luật có thể xử lý hình sự đối tượng về tội hành hạ người khác theo điều 110 Bộ luật hình sự. Mức hình phạt được áp dụng trong trường hợp này là xử phạt tù 1-3 năm (nặng hơn so với những trường hợp người bị hành hạ là người bình thường, không phải là trẻ em). Việc xử lý không cần bắt quả tang mà có thể dựa theo đơn thư, tin báo tội phạm...
Cá biệt, có những trường hợp vì muốn khơi gợi tình thương của mọi người để dễ dàng xin của bố thí mà kẻ chăn dắt đã cố tình tra tấn để làm trẻ bị tật nguyền. Trong trường hợp này, các cơ quan pháp luật có thể xử lý tội khác như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo điều 104 Bộ luật hình sự...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?