Tiêu chí đánh giá thẩm phán hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại TAND
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 về tiêu chí đánh giá thẩm phán hoàn thành nhiệm vụ ở mức xuất sắc như sau:
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
+ Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
+ Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
+ Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
+ Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí.
+ Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, đảm bảo tiến độ, có chất lượng và hiệu quả.
+ Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất;
+ Có công trình khoa học, đề án, đề tài, bài viết được đăng trên tạp chí về pháp luật hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ, như: Tham gia xây dựng văn bản hướng dẫn áp dụng trong Tòa án nhân dân; tham gia xét xử, giải quyết các vụ án lớn, trọng điểm, phức tạp; đề xuất bản án được cấp có thẩm quyền quyết định làm án lệ,... được tập thể lãnh đạo đơn vị công nhận.
Công chức giữ chức danh tư pháp đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Đối với Thẩm phán: Không có bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan và không có một trong các hành vi sau:
+ Xử lý đơn khởi kiện để quá thời hạn theo quy định của pháp luật;
+ Xử lý đơn yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự để quá thời hạn theo quy định của pháp luật;
+ Thụ lý vụ, việc chậm theo quy định của pháp luật;
+ Trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự không đúng quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Tòa án nhân dân.
+ Để vụ, việc quá thời hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật nhưng không có lý do chính đáng.
+ Ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng quy định của pháp luật hoặc không ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
+ Ra bản án, quyết định, sau khi được công bố trên Cổng thông tin điện tử Tòa án có nhiều sai sót bị phát hiện, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Tòa án nhân dân.
+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án theo quy định của Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP ngày 16/3/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
+ Chậm ra bản án, cấp trích lục, giao hoặc gửi bản án không đúng quy định của pháp luật.
+ Ra quyết định tạm đình chỉ xét xử, giải quyết vụ, việc không có căn cứ theo quy định của pháp luật.
+ Ra bản án xử phạt 01 bị cáo hình phạt tù cho hưởng án treo, cảnh cáo, phạt tiền (hình phạt chính), cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?