Sau khi ốm đau, sức khỏe chưa phục hồi hoàn toàn thì được nghỉ thêm bao lâu?
Theo thông tin bạn cung cấp có thể xác định bạn thuộc đối tượng được hưởng chế độ ốm đau từ bảo hiểm xã hội, được quy định tại Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về đối tượng áp dụng chế độ ốm đau, cụ thể:
- Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Đồng thời Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng của bảo hiểm xã hội như sau:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
Xét tính chất công việc và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn, thời gian nghỉ ốm đau trong 1 năm của bạn được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
Như vậy, trong 1 năm bạn có 30 ngày hưởng chế độ ốm đau, do đó bạn còn có thể hưởng thêm 20 ngày chế độ ốm đau nữa. Trong trường hợp sau khi đã hưởng hết số ngày theo luật định, bạn có thể hưởng thêm chế độ theo quy định tại Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về dưỡng sức, phục hồi sau khi ốm đau như sau:
- Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
- Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
+ Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
+ Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
- Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, bạn chỉ có thể hưởng chế độ trên trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc. Số ngày nghỉ do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, nếu không có công đoàn cơ sở thì số ngày nghỉ tối đa tùy vào trường hợp mà người sử dụng lao động quyết định và không quá 10 ngày. Đồng thời số tiền được hưởng chế độ là 30% mức lương cơ sở.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?