Di sản để lại một phần cho thờ cúng, có được phân chia?
Theo như nội dung cung cấp, đây là trường hợp chia di sản thừa kế và có yếu tố dùng một phần vào việc thờ cùng theo nội dung di chúc. Căn cứ Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
- Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
+ Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
+ Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
- Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Như vậy, nếu 4 người con dùng 100m2 diện tích nhà thờ đang có từ lâu đời nhằm bù lại phần diện tích đã được giải tỏa để phân chia thừa kế thì dẫn tới vi phạm Khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015. Do đó 4 người con buộc phải phân chia phần diện tích 700m2 còn lại sau khi giải tỏa và chia đều số tiền nhận được từ bồi thường của nhà nước.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?