Thực hiện phẫu thuật cho người bị bất tỉnh có vi phạm pháp luật?
Căn cứ Khoản 3 Điều 33 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về quyền sống, quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể và sức khỏe như sau:
- Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
- Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, việc phẫu thuật hay thử nghiệm phương pháp chữa bệnh trên cơ thể người đều phải nhận được sự đồng ý của người đó hoặc được sự đồng ý người thân theo luật định, người giám hộ trong trường hợp bất tỉnh. Nhưng trong trường hợp người đó bất tỉnh và nguy cơ đe dọa tính mạng thì quyết định thuộc về người có thẩm quyền của cơ sở khám chữa bệnh.
Vậy bác sĩ được quyền thực hiện phẫu thuật và áp dụng phương pháp phẫu thuật mới cho ông Xuân theo sự đồng ý của người có thẩm quyền quyết định trong cơ sở khám chữa bệnh.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?