Có thừa phát lại, tranh chấp dễ giải quyết hơn

Bạn đang cho thuê nhà (không quy định thời hạn) nhưng nay muốn lấy lại nhà để bán. Để tránh rắc rối, bạn phải báo cho bên thuê biết trước sáu tháng, nhưng bạn phải thực hiện việc thông báo đó như thế nào? Nếu trước đây gặp những tình huống tương tự, nhiều người phải tự xoay xở đủ kiểu hoặc chạy tìm nhờ công chứng viên “cứu giúp” thì nay mọi người có thể yêu cầu các văn phòng thừa phát lại giải quyết. Đây là một tổ chức được thành lập thí điểm tại TP.HCM theo nghị định 61 ngày 24-7-2009 của Chính phủ (có hiệu lực ngày 9-9-2009). Theo đó, thừa phát lại sẽ làm những việc dưới đây: Ai được làm thừa phát lại?

 

Người có đủ sáu điều kiện sau đây được làm thừa phát lại:

* Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

* Không có tiền án;

* Có bằng cử nhân luật;

* Đã công tác trong ngành pháp luật trên năm năm hoặc từng là thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên từ trung cấp trở lên;

* Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

* Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM.

Tống đạt văn bản. Văn phòng thừa phát lại được quyền thỏa thuận để tống đạt các văn bản của cơ quan thi hành án dân sự TP.HCM và các cơ quan thi hành án dân sự quận, huyện của thành phố; TAND TP.HCM và TAND quận, huyện tại thành phố. Việc tống đạt không phân biệt địa bàn (trong hay ngoài TP.HCM đều được).

Lâu nay, đối với giấy triệu tập xét xử, các thông báo về việc thi hành án..., do nhân sự ít nên các tòa án và cơ quan thi hành án thường phát hành chậm, hoặc cá biệt có trường hợp bị thất lạc. Với nhiệm vụ mới nêu trên, các thừa phát lại sẽ tạo thuận lợi cho người dân được thực hiện các quyền và nghĩa vụ luật định.

Lập vi bằng. Vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập để ghi nhận một sự kiện, một hành vi và có thể được dùng làm chứng cứ trong xét xử. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn TP.HCM theo yêu cầu của đương sự. Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Công việc này vốn được người dân rất trông ngóng để có cơ sở giải quyết các tranh chấp phát sinh trong cuộc sống. Bởi lẽ vi bằng có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, đồng thời là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Có thể kể lại trường hợp có thật này để làm rõ vấn đề. Không ưa nhau, bà nọ chửi bà kia thậm tệ. Lời chửi được nạn nhân ghi âm để làm bằng chứng kiện đòi xin lỗi. Công phu vậy nhưng rồi nguyên đơn vẫn bị thua kiện vì không xác định người trong băng ghi âm... chửi ai. Ở trường hợp này, nếu có vi bằng của thừa phát lại ghi rõ địa điểm, ngày, tháng, năm; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận; có chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) thì có lẽ người bị chửi không phải tức anh ách.

Xác minh điều kiện thi hành án. Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự tại TP.HCM. Khi thực hiện, thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn TP.HCM trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản hay có điều kiện thi hành án ngoài địa bàn TP. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của thừa phát lại và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.

Trực tiếp tổ chức thi hành án. Đáng lưu ý, thừa phát lại còn được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của tòa án cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của tòa án cấp tỉnh; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của tòa án cấp tỉnh nơi thừa phát lại đặt văn phòng (hoặc ngoài địa bàn đặt văn phòng nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn).

 

Thừa phát lại
Hỏi đáp mới nhất về Thừa phát lại
Hỏi đáp Pháp luật
Học Viện Tư pháp tuyển sinh lớp đào tạo chung nghề thừa phát lại và nghiệp vụ thi hành án khóa 2 năm 2025 tại TP Hà Nội và TP HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Học Viện Tư Pháp tuyển sinh lớp đào tạo nghề thừa phát lại khóa 10 lần 1 năm 2025 tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Thừa phát lại được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân có được bổ nhiệm lại hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại trong những trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền yêu cầu thi hành án của Thừa phát lại được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị chuyển nhượng văn phòng thừa phát lại mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thừa phát lại bị miễn nhiệm trong trường hợp nào? Ai có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề thừa phát lại mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trưởng văn phòng thừa phát lại có bắt buộc phải là thừa phát lại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm lại thừa phát lại mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thừa phát lại
Thư Viện Pháp Luật
395 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thừa phát lại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thừa phát lại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào