Quyền khởi kiện vụ án hành chính của chủ DN tư nhân
Dựa vào nội dung bạn đã cung cấp, có thể nhận thấy vấn đề này được điều chỉnh bởi 02 luật: Luật Tố tụng hành chính 2015 và Luật doanh nghiệp 2014.
Căn cứ Khoản 3 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định: Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
Đồng thời căn cứ Khoản 1 Điều 115 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về quyền khởi kiện như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
Như vậy, Ông X là người có quyền khởi kiện vụ án hành chính nêu trên với tư cách cá nhân. Mặc dù đối tượng khởi kiện là quyết định xử phạt đối với Doanh nghiệp tư nhân A, nhưng quyền lợi và nghĩa vụ của Doanh nghiệp A đều gắn liền với ông X theo quy định của luật. Do đó, ông X là người có quyền khởi kiện trong trường hợp này.
Trong trường hợp ông X ủy quyền cho ông Y là Giám đốc đứng ra khởi kiện thì Nguyên đơn sẽ là Doanh nghiệp tư nhân A cùng ông Y là người đại diện theo pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Bộ Đề thi Văn 9 học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Mẫu biên bản bàn giao dữ liệu đất đai áp dụng từ 10/1/2025?
- Cơ cấu giải Học sinh giỏi quốc gia 2024 - 2025 như thế nào?
- Không thực hiện cảnh báo về việc xả lũ hồ chứa thủy điện có bị phạt không?