Ai được quyền làm và ký đơn khởi kiện trong vụ án hành chính?
Căn cứ Khoản 5 Điều 117 Luật Tố tụng hành chính 2015 nêu rõ như sau:
- Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Như vậy, việc chị B viết đơn khởi kiện là đúng thủ tục khởi kiện, nhưng việc ký tên vào đơn phải do người đại diện hợp pháp của Công ty TNHH A, cụ thể ở đây là Giám đốc ký tên và đóng dấu. Do đó việc chị Lam ký tên vào đơn khởi kiện đã vi phạm vào Điểm a, Khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định thẩm phán trả lại đơn khởi kiện khi người khởi kiện không có quyền khởi kiện. Nhận thấy, Tòa án trả lại đơn khởi kiện là đúng với quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tỉnh Nam Định có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Nam Định giáp tỉnh nào?
- Theo Luật An ninh mạng 2018, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại đâu?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Công chứng mới nhất?
- Đối tượng nào được học trung cấp lý luận chính trị? Không có bằng cấp 3 có được học trung cấp lý luận chính trị không?