Hết HĐLĐ khi nhân viên đang nghỉ thai sản có bắt buộc phải ký tiếp?
Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 và các quy định pháp luật khác liên quan thì có thể thấy pháp luật nước ta hiện nay có những quy định cụ thể nhằm bảo vệ, cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các lao động nữ để họ có thể đảm bảo thực hiện tốt thiên chức làm mẹ của mình.
Trong đó, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật lao động 2012 thì:
(1) Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
- Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
- Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
(2) Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
(3) Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
(4) Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
(5) Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì pháp luật hiện hành nghiêm cấm người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do nghỉ thai sản (hay trong thời gian lao động nữ nghit thai sản).
Qua đó, có thể thấy pháp luật hiện hành chỉ cấm người sử dụng lao động sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý nghỉ thai sản, chứ không có quy định nào bắt buộc người sử dụng lao động phải tiếp tục ký hợp đồng lao động với người lao động đang nghỉ thai sản mà hợp đồng lao động hết hạn.
Do đó: Đối với trường hợp công ty có hai nhân viên hết hợp đồng lao động trong thời gian họ đang nghỉ chế độ thai sản, thì công ty và cac nhận viên này có thể thỏa thuận về việc ký tiếp hợp đồng lao động hay không. Nếu công ty và nhân viên không thỏa thuận được về việc ký tiếp hợp đồng lao động thì công ty có thể tiến hành thanh lý hợp đồng lao động với các nhân viên này theo quy định của pháp luật.
Nếu trường hợp không có nhu cầu ký tiếp hợp đồng lao động với các nhân viên này thì công ty không bắt buộc phải ký tiếp.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?