Khởi kiện đòi di sản thừa kế
Trường hợp ông bà Ngoại mất không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật.
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
...
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Căn cứ Điều 611, Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, theo quy định trên thì khi ông bà Ngoại mất không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia đều cho những người con của ông bà, bao gồm 7 người bác Hằng , bác Hà , bác Mến , bác Lượng , bác Giang , Mẹ bạn , Cậu Loan.
Tuy nhiên nhà, đất đó đã chuyển thành quyền sở hữu của các cá nhân Bác Lượng , Bác Giang , Bác Mến , Cậu Loan là người quản lý di sản mà không có phần của những người còn lại.
TH này gia đình có thể thỏa thuận để yêu cầu những người đứng tên trên sổ đỏ hoàn tiền lại phần giá tị tương ứng đảng lẻ mẹ bạn được hưởng. Nếu không có thể khởi kiện ra Tòa án huyện nơi có đất để yêu cầu chia di sản thừa kế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?