Khi giấy phép lao động hết hạn, lao động nước ngoài có thể tiếp tục làm việc theo thị thực không?

Cho hỏi: Khi giấy phép lao động hết hạn, công ty có thể ký kết hợp đồng với lao động nước ngoài căn cứ theo thị thực của lao động nước ngoài không? hay phải xin giấy phép gia hạn?

Căn cứ: 

Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014;

Bộ luật lao động 2012;

Nghị định 11/2016/NĐ-CP.

Khoản 11 Điều 4 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định: Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Tại Khoản 1d Điều 169 Bộ luật lao động 2012 có quy định:

Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.

Như vậy, bản chất của thị thực và giấy phép lao động là hoàn toàn khác nhau. Theo đó, thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Trong khi đó, giấy phép lao động là điều kiện để người nước ngoài được phép làm việc tại Việt Nam.

Trường hợp giấy phép lao động cho người nước ngoài sắp hết hạn thì công ty phải thực hiện thủ tục gia hạn (ở đây là xin cấp lại) theo Mục 4 Chương II Nghị định 11/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động bao gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động.

2. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

3. Giấy phép lao động đã được cấp

Trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định này thì phải có giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này và một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 7 Điều 10 Nghị định này;

4. Giấy tờ quy định tại Khoản 3 Điều này là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

279 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào