Chuyển từ đất trồng lúa sang đất làm trang trại chăn nuôi thì có phải xin chuyển mục đích sử dụng đất không?
Tại Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013, có quy định về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bao gồm:
- Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
- Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
- Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
=> Như vậy, theo quy định trên thì diện tích đất trồng lúa chuyển sang đất để đào ao thả cả phải xin chuyển mục đích sử dụng đất. Còn đối với diện tích sử dụng đất chuyển sang xây dựng làm trang trại chăn nuôi thì không phải xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Bạn phải thực hiện việc đăng ký biến động đất đai đối với cả hai phần đất trên bạn nhé.
Thủ tục đăng ký biến động đất đai được thực hiện như sau:
Khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai khi chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu quy định.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu đăng ký biến động
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
- Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Thời gian thực hiện: thời gian giải quyết yêu cầu đăng ký biến động không quá 10 ngày.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?