Mức chi hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước được quy định như thế nào?
Mức chi hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 209/2012/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan, tổ chức trợ giúp pháp lý nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, cụ thể như sau:
1. Các nội dung chi cho công tác trợ giúp pháp lý thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành. Cụ thể như sau:
a) Chi công tác phí cho những người đi công tác trong nước (bao gồm cả cộng tác viên trợ giúp pháp lý); chi các đoàn kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, bảo đảm bình đẳng giới, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số được thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Chi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý:
- Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, cơ quan Trung ương: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 2/12/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Đối với văn bản quy phạm pháp luật của địa phương: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí NSNN bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
c) Chi tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và ứng dụng công nghệ thông tin cho Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, người thực hiện các hoạt động phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, bảo đảm bình đẳng giới, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
d) Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị, sơ kết, tổng kết, hội thảo, tọa đàm về trợ giúp pháp lý, phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, bảo đảm bình đẳng giới, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Chi tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát về trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê;
e) Chi trả lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng và các lệ phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
g) Chi lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hoá phục vụ công tác trợ giúp pháp lý thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ thông tin và các quy định hiện hành về công nghệ thông tin, xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu;
b) Chi dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại thực hiện theo Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 2/12/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
i) Chi tổ chức các cuộc thi về trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn quốc và ở địa phương thực hiện theo Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC- BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
k) Chi truyền thông: làm Bảng thông tin, Hộp tin trợ giúp pháp lý, in ấn tờ gấp pháp luật, cẩm nang pháp luật, sổ tay, sách nghiệp vụ và các ấn phẩm, tài liệu trợ giúp pháp lý khác, biểu mẫu, mẫu đơn từ, giấy tờ phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý; chi truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: áp dụng chế độ, định mức, đơn giá của các ngành có công việc tương tự;
l) Chi xây dựng sách, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý thực hiện theo quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/06/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp (theo mức đối với ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp).
m) Chi khảo sát hoạt động trợ giúp pháp lý ở nước ngoài thực hiện theo Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.
n) Chi bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức cán bộ và hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
o) Chi khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác trợ giúp pháp lý, phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, bảo đảm bình đẳng giới, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định hiện hành về thi đua, khen thưởng.
p) Chi phí văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu, chi phí gửi thư tín: căn cứ vào hoá đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành.
q) Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản được dẫn chiếu để áp dụng trong Thông tư liên tịch này được sửa đổi, bổ sung hay thay thế bằng các văn bản mới thì được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản mới đó.
2. Các cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác trợ giúp pháp lý phải thực hiện theo đúng các quy định nêu trên và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành. Ngoài ra, Thông tư liên tịch này hướng dẫn một số mức chi đối với công tác trợ giúp pháp lý (theo Phụ lục đính kèm).
Trong phạm vi nguồn kinh phí được giao hàng năm, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức chi cụ thể nhưng không vượt quá mức chi tối đa hoặc khung mức chi quy định tại Thông tư liên tịch này.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?