Có giành lại được quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn?
Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trường hợp ly hôn, vợ, chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Do đó: Trước đây bạn và vợ cũ ly hôn, bạn và vợ cũ không thỏa thuận được về người sẽ trực tiếp nuôi con, vì con của bạn mới 2 tuổi (dưới 36 tháng tuổi) nên Tòa án đã giao bé cho mẹ nuôi là phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức là người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì con của bạn hiện nay đã 5 tuổi, mẹ của bé hiện không còn trực tiếp nuôi dưỡng bé nữa mà giao bé cho gia đình ông bà ngoại với dì của bé (mới 16 tuổi) nuôi để đi lấy chồng khác.
Qua đó, có thể thấy mẹ của bé đã không còng đảm bảo đủ các điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung của hai người nữa - đây là cơ sở quan trọng để Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Do đó: Trong trường hợp này bạn có thể gửi đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con ra Tòa án để được giải quyết theo thẩm quyền.
Khi đó, Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng cũng như điều kiện nuôi con của các bên để quyết định thay đổi người trực tiếp người trực tiếp nuôi con trong trường hợp này.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?