Nhân viên bị đuổi việc trái pháp luật được bồi thường thế nào?
Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động 2012.
Các trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động không đúng với quy định của pháp luật tại Điều 38 Bộ luật lao động 2012, đều bị xem là chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Khi đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải bồi thường cho người lao động theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
(1) Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
(2) Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường tại điểm (1), người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy địnhcủa pháp luật.
(3) Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường tại điểm (1) và trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
(4) Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại điểm (1), hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
(5) Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với người lao động, đã bị buộc nhận lại người lao động làm việc nhưng người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì người sử dụng lao động phải chi trả các khoản sau đây cho người lao động:
- Trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc;
- Ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Tiền trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
- Tiền lương của những ngày không báo trước theo quy định của pháp luật (nếu có).
Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì Ban giám đốc công ty bạn có đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật với một nhân viên. Và bị bắt buộc phải nhận lại nhân viên đó làm việc sau khi nhân viên đó khiếu nại lên Phòng lao động. Nay nhân viên đó không muốn tiếp tục làm việc nên công ty yêu cầu bạn là kế toán tính tiền lương và tiền bồi thường cho nhân viên đó.
Do đó: Bạn áp dụng quy định trên đây để giải quyết các chế độ và quy ra thành tiền cho người nhân viên đó các khoản mà nhân viên đó sẽ được hưởng theo quy định của pháp luật.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?