Nhờ người khác nhận hộ tiền thất nghiệp được không?
Theo quy định tại Luật Việc làm 2013 thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
(2) Điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hoặc không có xác định thời hạn; hoặc
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Tuy nhiên, người lao động đáp ứng đủ các điều kiện kể trên phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nghỉ việc để được giải quyết theo thẩm quyền (trường hợp quá 3 tháng mà không nộp hồ sơ thì người lao động sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp lần này mà thời gian làm việc trước đây sẽ được bảo lưu để cộng dồn cho lần hưởng tiếp theo).
Khi đó, Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả và trao phiếu trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
Người lao động có trách nhiệm đến Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đã nộp hồ sơ để nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn theo phiếu hẹn đã được cấp.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì trường hợp sau 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, trường hợp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
- Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
- Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì về nguyên tắc người lao động phải tự mình đi làm thủ tục và nhận kết quả quyết định, tiền trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong các trường hợp bất khả kháng được quy định trên đây thì người lao động có thể ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tiền trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn mà pháp luật quy định (02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tiền thất nghiệp).
Do đó: Đối với trường hợp của bạn thì bạn cần phải xác định bạn có thuộc một trong các trường hợp kể trên hay không, nếu thuộc thì bạn có thể ủy quyền cho người khác đi nhận quyết định, tiền thất nghiệp thay cho mình. Còn nếu không thuộc thì bạn phải tự mình đi nhận, nếu không sau 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên phiếu hẹn mà bạn không đến nhận thì sẽ được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?