Đốt xe người khác phạm tội gì, đi tù bao lâu?
Theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì có thể thấy trường hợp nam bảo vệ trong 6 ngày đã thực hiện 10 vụ đốt ô tô khiến 14 chiếc xe hư hỏng, gây thiệt hại lên đến gần 300 triệu đồng có dấu hiệu của hành vi hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản.
Do đó: Trong trường hợp này, nam bảo vệ đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" theo quy định của Bộ luật hình sự.
Theo đó, Theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì người nào hủy hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Tùy từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì nam bảo vệ đó đã gây ra 10 vụ đốt xe với số lượng xe bị đốt là 14 chiếc, gây thiệt hại cho chủ sở hữu phương tiện với tổng số thiệt hại lên đến gần 300 triệu đồng, nên tùy trường hợp cụ thể mà có thể bị xử lý theo một trong các trường hợp sau đây:
(1) Trường hợp 1: Nếu gây thiệt hại gần 300 triệu đồng và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì nam bảo vệ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản với khung hình phạt từ 10 năm đến 20 năm tù theo quy định tại Khoản 4 Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017):
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Ngoài ra, nam bảo vệ đó còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
(2) Trường hợp 2: Nếu gây thiệt hại gần 300 triệu đồng nhưng không thuộc các trường hợp kể trên thì nam bảo vệ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản với khung hình phạt từ 05 năm đến 10 năm tù theo quy định tại Khoản 3 Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
Ngoài ra, nam bảo vệ đó còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?
- Công việc nào người lao động phải ký hợp đồng thử việc đến 06 tháng?
- Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cập nhật năm 2024?