Xây nhà trên đất người khác bị phạt thế nào?
Tại Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 có quy định:
"Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai."
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì có thể thấy pháp luật hiện hành nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi lấn, chiếm đất đai không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình để sử dụng.
Các trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi lấn, chiếm đất đai đều bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Trong đó, có thể hiểu hành vi lấn, chiếm đất đai cụ thể là:
- Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
- Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi lấn, chiếm đất đai thì tùy thuộc vào loại đất bị lấn chiếm mà có mức xử phạt khác nhau.
Trong đó, tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP có quy định:
"Điều 10. Lấn, chiếm đất
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này."
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp cá nhân có hành vi lấn, chiếm đất ở của người khác thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, còn đối với tổ chức thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân có hành vi lấn chiếm đất ở của người khác còn buộc phải khôi phục lại tình trạng của đất trước khi lấn chiếm và buộc trả lại đất ở đã lấn, chiếm cho người sử dụng đất hợp pháp của diện tích đất đó.
Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải thực hiện các quyết định xử phạt và biên pháp khắc phục hậu quả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn cho phép. Trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện các nghĩa vụ đó trong thời hạn cho phép thì bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn có mua một mảnh đất thổ cư tại một huyện ở Đồng Nai đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì bạn sinh sống ở TPHCM không thường xuyên về trông đất, nên vừa qua khi bạn về thì thấy người chủ đã bán mảnh đất đó cho bạn đang xây nhà trên đó. Bạn có báo chính quyền địa phương thì họ đã xuống lập biên bản và làm việc với bên kia.
Ở đây có dấu hiệu của hành vi lấn, chiếm đất ở của người khác - hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Do đó: Nếu có cơ sở để xác định người đã bán đất cho bạn xây nhà trên diện tích đất đó có hành vi lấn chiếm đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bạn thì người đó sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định trên.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?