Nội dung quy hoạch di tích
Nội dung quy hoạch di tích được quy định tại Điều 9 Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, theo đó:
1. Căn cứ lập quy hoạch di tích bao gồm:
a) Văn bản pháp luật có liên quan đến quy hoạch;
b) Những nội dung có liên quan được nêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương có di tích đã được phê duyệt;
c) Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích đã được phê duyệt;
d) Quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích;
đ) Ý kiến tổ chức, cá nhân có liên quan; cộng đồng dân cư nơi có di tích.
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng di tích và đất đai thuộc di tích bao gồm:
a) Kết quả khảo sát, nghiên cứu về đặc điểm, giá trị di tích; tình trạng kỹ thuật, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
b) Phân tích, đánh giá các yếu tố của môi trường tự nhiên và xã hội tác động tới di tích; hiện trạng về sử dụng đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu vực quy hoạch;
c) Xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích, mối liên hệ di tích được quy hoạch với các di tích khác trong khu vực nghiên cứu.
3. Quan điểm, mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.
4. Xác định ranh giới khu vực bảo vệ di tích, kiến nghị về việc điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp khu vực bảo vệ di tích; xác định khu vực cảnh quan thiên nhiên, khu vực hạn chế xây dựng, khu vực xây dựng mới; đề xuất việc xếp hạng bổ sung công trình, địa điểm mới phát hiện.
5. Định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích: Phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của toàn khu vực quy hoạch; danh mục công trình cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với từng công trình; nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
6. Định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững.
7. Định hướng tổ chức không gian, độ cao, mật độ xây dựng, hình thức kiến trúc, vật liệu của công trình xây dựng mới; định hướng cải tạo, xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khu vực quy hoạch di tích.
8. Dự báo tác động môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong khu vực quy hoạch di tích.
9. Đề xuất dự án thành phần, phân kỳ đầu tư, thứ tự ưu tiên và nguồn vốn đầu tư cho dự án thành phần đó.
10. Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch di tích.
Trên đây là tư vấn về nội dung quy hoạch di tích. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 166/2018/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?