Hồ sơ nhiệm vụ lập quy hoạch di tích gồm những gì?
Hồ sơ nhiệm vụ lập quy hoạch di tích được quy định tại Điều 8 Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, theo đó:
Hồ sơ nhiệm vụ lập quy hoạch di tích gồm:
1. Tờ trình thẩm định hoặc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch di tích.
3. Bản đồ:
a) Bản đồ vị trí di tích, tỷ lệ 1:5.000;
b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện trạng công trình đã xây dựng, tỷ lệ 1:5.000;
c) Bản đồ xác định các khu vực bảo vệ di tích;
d) Bản đồ xác định phạm vi nghiên cứu quy hoạch, phạm vi quy hoạch.
4. Ý kiến tổ chức, cá nhân có liên quan; cộng đồng dân cư nơi có di tích.
5. Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích bao gồm các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Trên đây là tư vấn về hồ sơ nhiệm vụ lập quy hoạch di tích. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 166/2018/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?