Quyền của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quy định ra sao?
Quyền của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 42 Nghị định 15/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục nghề nghiệp, cụ thể như sau:
- Được thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nhân lực trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong doanh nghiệp và cho xã hội theo quy định tại Điều 18 Luật giáo dục nghề nghiệp.
- Được tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên tại nơi làm việc của doanh nghiệp theo quy định sau đây:
+ Đối tượng đào tạo là người lao động làm việc tại doanh nghiệp và lao động khác có nhu cầu được đào tạo;
+ Chương trình đào tạo bao gồm: Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật giáo dục nghề nghiệp;
+ Người dạy là nhà giáo hoặc nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi;
+ Thỏa thuận với người học là người lao động của doanh nghiệp về mức tiền lương và phương thức trả lương trong thời gian đào tạo;
+ Người học sau khi học hết chương trình đào tạo, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu doanh nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo. Chứng chỉ đào tạo phải ghi rõ nội dung và thời gian đào tạo;
+ Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo trước khi tổ chức đào tạo để theo dõi, quản lý.
- Được liên kết, phối hợp với các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để tổ chức đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định.
- Được tham gia đặt hàng đào tạo nghề nghiệp đối với các ngành, nghề ưu tiên cho phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; được đặt hàng đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp ở các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Cử đại diện tham gia vào hội đồng trường cao đẳng, trường trung cấp công lập; hội đồng quản trị trường cao đẳng, trường trung cấp tư thục nếu lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến ngành, nghề đào tạo của trường.
- Được tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo; xây dựng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp; chương trình, giáo trình đào tạo nghề nghiệp; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; cấp học bổng cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Được thực hiện các quyền khác theo quy định tại Điều 51 của Luật giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?