Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cần phải chuẩn bị những hồ sơ gì?
Hồ sơ nhập khẩu phụ gia thức ăn chăn nuôi được quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC:
- Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định;
- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;
- Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu: 01 bản chính;
- Giấy xác nhận chất lượng khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam;
- Chứng từ chứng minh đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
- Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy;
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
** Hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (Điều 12 Nghị định 39/2017/NĐ-CP)
- Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn chăn nuôi nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo quy định;
- Bản sao một trong các giấy chứng nhận ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất;
- Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: Tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng;
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế, tổ chức công nhận khu vực hoặc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, thừa nhận;
- Mẫu nhãn của sản phẩm (có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu);
- Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch tiếng Việt phải có dịch thuật và chứng thực;
- Đối với các loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới phải khảo nghiệm được thực hiện theo quy định.
Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?