Xác định đại diện của con chưa thành niên
Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau:
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Và tại Khoản 3 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
Như vậy, bản chất của đại diện là nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Có thể thấy, nếu người mẹ 15 tuổi thì chưa đủ điều kiện là người đại diện của con, người đại diện có thể xác định là người bố nếu người bố đủ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Còn nếu không thì người đại diện trong trường hợp này sẽ là người giám hộ của đứa bé theo quy định tại Điều 52 Bộ luật dân sự 2015.
Theo đó, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc nếu không có thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?