Những trường hợp nào người sản xuất không phải bồi thường thiệt hại cho người bán khi hàng hóa kém chất lượng?
Pháp luật nước ta có quy định: Người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp không phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 62 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 có quy định về các trường hợp người sản xuất không phải bồi thường thiệt hại cho người bán khi hàng hóa không bảo đảm chất lượng bao gồm:
- Người bán hàng bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng; người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
- Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
- Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người bán hàng, người sử dụng trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
- Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
- Thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng;
- Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.
Trên đây là nội dung giải đáp về các trường hợp người sản xuất không phải bồi thường thiệt hại cho người bán khi hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?