Giám đốc ký hợp đồng thuê nhà của vợ làm trụ sở công ty được không?
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy: Với tư cách là Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty, bạn có quyền nhân danh công ty để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Đông nghĩa, bạn có quyền ký hợp đồng thuê nhà để làm trụ sở chính của công ty theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì chủ sở hữu hợp pháp tài sản có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.
Trong đó, quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Chủ sở hữu tài sản hợp pháp có quyền bán, trao đổi, cho thuê, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Như vậy: Trường hợp vợ bạn là chủ sở hữu hợp pháp đối với căn nhà (thuộc tài sản riêng theo thỏa thuận về tài sản của vợ chồng) thì vợ bạn có quyền định đoạt đối với căn nhà đó mà không ai có quyền can thiệp trong đó bao gồm quyền cho cá nhân, doanh nghiệp thuê căn nhà đó.
Mặt khác, Tại Khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
"Điều 141. Phạm vi đại diện
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì người đại diện cho pháp nhân không được nhân danh công ty để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình. Tuy nhiên, pháp luật không quy định người đại diện cho pháp nhân không được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với cha, mẹ, vợ, con,... của người đó.
Do đó: Trường hợp bạn là Giám đốc, người đại diện của công ty ký hợp đồng thuê nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp của vợ bạn để làm trụ sở của công ty là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?