Nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ
Nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ được quy định tại Điều 6 Thông tư 14/2019/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, (có hiệu lực từ 01/05/2019) theo đó:
1. Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ trong nước đối với các sản phẩm, dịch vụ, ưu tiên các đối tượng là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới:
a) Đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế: Tối đa không quá 30 triệu đồng/đơn.
b) Đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: Tối đa không quá 15 triệu đồng/đơn.
c) Đối với giống cây trồng mới: Tối đa không quá 30 triệu đồng/đơn.
2. Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ ở nước ngoài đối với các sản phẩm, dịch vụ là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới:
Bộ Khoa học và Công nghệ (áp dụng đối với nhiệm vụ do trung ương quản lý) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (áp dụng đối với nhiệm vụ do địa phương quản lý) chịu trách nhiệm phê duyệt nội dung và mức hỗ trợ căn cứ vào các công việc liên quan và các định mức chi hiện hành (tra cứu khả năng bảo hộ, giao dịch và dịch sang ngôn ngữ bản địa, thuê đại diện về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc gia đăng ký, lập hồ sơ bảo hộ, theo dõi đơn đăng ký bảo hộ tại quốc gia đăng ký, báo cáo giải trình các vấn đề có liên quan theo yêu cầu của cơ quan sở hữu trí tuệ tại quốc gia đăng ký). Mức hỗ trợ tối đa không quá 60 triệu đồng/đơn; phần kinh phí còn lại (nếu có) do tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình tự trang trải.
3. Hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương mang địa danh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể; áp dụng sáng chế của Việt Nam, sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ tại Việt Nam, áp dụng giống cây trồng mới:
a) Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BKHCN .
b) Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN .
4. Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ:
a) Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BKHCN .
b) Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN .
5. Hỗ trợ kinh phí tổ chức trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm hại quyền sở hữu trí tuệ:
Ngân sách nhà nước hỗ trợ các khoản chi phí thuê mặt bằng (điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ); chi phí vận chuyển và thiết kế, dàn dựng gian hàng; chi phí hoạt động chung của Ban tổ chức (trang trí tổng thể, lễ khai mạc, bế mạc, in ấn tài liệu và các chi phí khác liên quan). Mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.
Trên đây là tư vấn về nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 14/2019/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?