Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong hoạt động đối ngoại
Theo quy định tại Điều 4 quy chế Quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1486/QĐ-BTP năm 2016 thì Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong hoạt động đối ngoại như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền quyết định các hoạt động đối ngoại sau:
- Kế hoạch hoạt động đối ngoại cấp Bộ hàng năm và việc bổ sung hoạt động ngoài Kế hoạch và điều chỉnh Kế hoạch sau khi được Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt;
- Chủ trương đón và nội dung làm việc với Đoàn cấp Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế;
- Việc nhận các hình thức khen thưởng do Nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trao tặng hoặc kiến nghị xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho tập thể, cá nhân nước ngoài theo quy định;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp cho ý kiến về định hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác đối ngoại và việc tổ chức thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế của Bộ, thực hiện chương trình, dự án do Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản; dự kiến Kế hoạch hoạt động đối ngoại của Bộ hàng năm trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Bộ trưởng quyết định các hoạt động đối ngoại sau:
- Quyết định định hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác đối ngoại, việc tổ chức thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế của Bộ sau khi có phê duyệt Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp;
- Ký hoặc trình cấp có thẩm quyền ký các văn kiện hợp tác quốc tế;
- Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;
- Quyết định việc thành lập ban quản lý chương trình, dự án và bộ máy giúp việc đối với các ban quản lý chương trình, dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;
- Phê duyệt đề án tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài; đề án, kế hoạch đón tiếp đoàn nước ngoài vào Việt Nam; quyết định nhân sự đi công tác nước ngoài;
- Cho phép hoặc trình cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế; cho phép phóng viên nước ngoài phỏng vấn Lãnh đạo Bộ;
- Quyết định các vấn đề khác về đối ngoại theo quy định.
4. Bộ trưởng có thể ủy quyền cho Thứ trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ thực hiện một hoặc một số việc quy định tại Điều này theo Quy chế làm việc của Bộ.
Trên đây là quy định về Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong hoạt động đối ngoại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?