Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật cơ - xương - khớp

Cơ thể tôi bây giờ quá nhức mỏi để có thể tiếp tục làm việc nên tôi muốn giám định thương tật để có thể về hưu sớm. Ban biên tập cho tôi hỏi là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật cơ - xương - khớp được xác định như thế nào? Xin chân thành cảm ơn rất nhiều Đinh Chiến - Hà Tĩnh

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật cơ - xương - khớp được quy định tại Chương 8 Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật cơ - xương - khớp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 2 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

Bệnh, tật Cơ - Xương - Khớp

Tỷ lệ (%)

I. Bệnh cơ vân chi trên

 

1. Teo xơ cơ Delta hạn chế các động tác của khớp vai một bên

 

1.1. Mức độ nhẹ

11-15

1.2. Mức độ vừa

21-25

1.3. Mức độ nặng

31-35

2. Teo cơ một bàn tay

 

2.1. Mức độ nhẹ

16-20

2.2. Mức độ vừa

26-30

2.3. Mức độ nặng

36-40

2.4. Teo cơ mất chức năng hoàn toàn một bàn tay

45

3. Teo cơ một cẳng tay: Áp dụng tỷ lệ tổn thương các dây thần kinh chi phối các cơ tương ứng trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh

 

4. Teo cơ một cánh tay: Áp dụng tỷ lệ tổn thương các dây thần kinh chi phối các cơ tương ứng trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh

 

5. Teo cơ một tay (bao gồm cánh, cẳng, bàn tay): Áp dụng tỷ lệ tổn thương Liệt một tay trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ

 

Thần kinh

 

II. Bệnh cơ vân chi dưới

 

1. Teo cơ một bàn chân mức độ nhẹ

6-10

1.1. Teo cơ một bàn chân mức độ vừa

16-20

1.2. Teo cơ một bàn chân mức độ nặng

26-30

1.3. Teo mất chức năng hoàn toàn một bàn chân

35

2. Teo cơ một cẳng chân: Áp dụng tỷ lệ tổn thương các dây thần kinh chi phối cơ tương ứng trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh

 

3. Teo cơ một đùi: Áp dụng tỷ lệ tổn thương các dây thần kinh chi phối cơ tương ứng trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh

 

4. Teo cơ một bên mông: Áp dụng tỷ lệ tổn thương các dây thần kinh chi phối cơ tương ứng trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh

 

5. Teo cơ một chân (bao gồm đùi, cẳng, bàn chân): Áp dụng tỷ lệ tổn thương Liệt một chân trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh

 

III. Tổn thương cơ kiểu giả phì đại: Áp dụng tỷ lệ mức độ liệt trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh

 

IV. Loãng xương, Nhuyễn xương

 

1. Loãng xương, nhuyễn xương không gãy xương kể cả biến dạng xương

11-15

2. Loãng xương, nhuyễn xương có biến chứng gãy xương bệnh lý: Tỷ lệ Mục 1 cộng lùi tỷ lệ gẫy xương tương ứng

 

V. Viêm xương tủy xương một bên (Xương cánh tay, cẳng tay; xương chậu, xương đùi; xương cẳng chân)

 

1. Viêm xương tủy xương chưa phẫu thuật

11-15

2. Viêm xương tủy xương đã phẫu thuật chưa có teo cơ kèm theo

16-20

3. Viêm xương tủy xương đã phẫu thuật nhiều lần có teo cơ kèm theo: Áp dụng tỷ lệ Mục 2 cộng lùi tỷ lệ teo cơ tương ứng

 

4. Tiêu chỏm xương đùi do viêm xương tủy xương

 

4.1. Gây lỏng khớp háng

21-25

4.2. Hoại tử chỏm xương đùi một bên chưa thay chỏm

41-45

4.3. Hoại tử chỏm xương đùi đã thay bằng chỏm nhân tạo

35

5. Viêm xương tủy xương gây gẫy xương ở đoạn hoặc xương nào: Áp dụng tỉ lệ gẫy xương tương ứng và cộng lùi với tỉ lệ teo cơ kèm theo

 

VI. Tổn thương xương sọ

 

1. Mất xương bản ngoài xương sọ, đường kính 1 cm

5 - 9

2. Mất xương bản ngoài xương sọ, đường kính từ 2 đến 3 cm điện não chưa có ổ tổn thương

11-15

3. Mất xương bản ngoài, đường kính dưới 3 cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

16-20

4. Mất xương bản ngoài, đường kính từ 3 cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng

21-25

5. Khuyết sọ đáy chắc đường kính dưới 3 cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

21-25

6. Khuyết sọ đáy chắc đường kính từ 3 cm đến 5 cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

26-30

7. Khuyết sọ đáy chắc đường kính từ 5 cm đến 10 cm điện não có ổ tổn thương tương ứng

31-35

8. Khuyết sọ đáy chắc diện tích trên 10 cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

Ghi chú (Mục 3 - 8): Nếu điện não không có ổ tổn thương, tỉnh tỷ lệ tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề

36-40

9. Khuyết sọ đáy phập phồng đương kính dưới 2 cm

26-30

10. Khuyết sọ đáy phập phồng đường kính từ 2 cm đến 5 cm

31-35

11. Khuyết sọ đáy phập phồng đường kính 5 cm đến 10 cm

36-40

12. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích trên 10 cm

41-45

VII. Tổn thương xương ức

 

1. Không biến dạng lồng ngực, không ảnh hưởng chức năng thông khí phổi

3-5

2. Biến dạng lồng ngực ít

11-15

3. Biến dạng lồng ngực nhiều

16-20

4. Tổn thương xương ức gây biến dạng lồng ngực, rối loạn chức năng thông khí phổi thi tỷ lệ được cộng lùi tỷ lệ mức độ rối loạn hô hấp tương ứng

 

VIII. Tổn thương xương sườn (đã bao gồm tổn thương thần kinh liên sườn)

 

1. Tổn thương xương sườn không gây rối loạn chức năng thông khí phổi

1-5

2. Tổn thương xương sườn gây rối loạn thông khí: Tỷ lệ Mục 1 cộng lùi tỷ lệ rối loạn thông khí tương ứng

 

IX. Tổn thương xương đòn (không gẫy xương)

 

1. Không gây rối loạn chức năng thông khí phổi

1-2

2. Gây rối loạn thông khí, tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí tương ứng

 

X. U xương lành và ác tính

 

1. U xương lành tính

 

1.1. Chưa có biến chứng gãy xương

11-15

1.2. Có biến chứng gãy xương: Tỷ lệ Mục 1.1 cộng lùi tỷ lệ gẫy xương

 

2. U xương ác tính

 

2.1. U xương ác tính chưa di căn không cắt đoạn chi

61

2.2. U xương ác tính đã có di căn không cắt đoạn chi

81

2.3. U xương ác tính phải cắt đoạn chi: Áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng Mục 2.1 hoặc 2.2 cộng lùi với tỷ lệ cắt đoạn chi tương ứng

 

XI. Khớp vai một bên

Ghi chú: Tổn thương khớp dạng “đau, hạn chế vận động” chỉ được xác định khi thời hạn tổn thương đó kéo dài liên tục từ 06 tháng trở lên

 

1. Mức độ hạn chế các động tác ít một bên (hạn chế một hoặc hai trong bẩy động tác)

11-15

2. Mức độ hạn chế các động tác rất nhiều, kèm theo teo cơ (hạn chế ba đến năm trong bẩy động tác)

21-25

3. Bán cứng khớp vai hoặc cứng khớp vai gần hoàn toàn

31-35

4. Cứng khớp vai hoàn toàn

 

4.1. Tư thế thuận, tư thế nghi

46-50

4.2. Thế không thuận (ra trước, ra sau, giơ ngang và lên cao)

51-55

XII. Khớp khuỷu một bên

 

1. Cẳng tay gấp ruỗi trong khoảng 5o - 145o

11-15

2. Cẳng tay gấp ruỗi trong khoảng 0o - 45o

31-35

3. Cẳng tay gấp ruỗi được trong khoảng trên 45o - 90o

26-30

4. Cẳng tay gấp ruỗi được trong khoảng trên 100o - 150o

51-55

XIII. Khớp cổ tay một bên

 

1. Hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (một hoặc hai trong năm động tác cổ tay)

11-15

2. Hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên hai động tác)

21-25

3. Cứng khớp tư thế cơ năng (0o)

21-25

4. Cứng khớp tư thế gấp hoặc ngửa tối đa

31-35

5. Cứng khớp tư thế còn lại

26-30

XIV. Khớp bàn tay và các ngón tay một bên

 

1. Biến dạng các khớp bàn - ngón tay và các khớp của các ngón gây mất chức năng bàn tay

41-45

2. Ngón IV hoặc ngón V

 

2.1. Cứng khớp liên đốt

6-8

2.2. Cứng khớp bàn - ngón

4-6

2.3. Cứng khớp bàn ngón và các khớp liên đốt

8-10

3. Ngón II hoặc ngón III

 

3.1. Cứng khớp liên đốt

3-5

3.2. Cứng khớp bàn ngón

7-9

3.3. Cứng khớp bàn ngón và các khớp liên đốt

11-15

4. Ngón I

 

4.1. Cứng khớp liên đốt

5-10

4.2. Cứng khớp bàn ngón

11-15

4.3. Cứng khớp bàn ngón và các khớp liên đốt

21-25

5. Hội chứng “Ngón tay lò so”

 

5.1. Hội chứng “Ngón tay lò so” điều trị kết quả tốt

1-3

5.2. Hội chứng “Ngón tay lò so” điều trị kết quả không tốt: Tùy thuộc ngón tay nào tỉ lệ được tính theo Mục 2 hoặc 3 hoặc 4

 

6. Tổn thương gây đau (không cứng khớp) hạn chế vận động một bàn tay

 

6.1. Mức độ nhẹ

5-8

6.2. Mức độ vừa

11-15

6.3. Mức độ nặng

21-25

7. Tổn thương các xương nhỏ bàn tay (thuyền, nguyệt, tháp đậu...): Áp dụng tỷ lệ theo mức độ hạn chế vận động một bàn tay hoặc hạn chế chức năng khớp cổ tay

 

XV. Khớp háng một bên

 

1. Hạn chế tầm vận động khớp háng do đau từ 0o - 90o

5-9

2. Hạn chế vận động khớp háng do đau từ 0o - 60o

11-15

3. Hạn chế vận động khớp háng do đau từ 0o - 30o

21-25

4. Cứng khớp háng chi ở tư thế thẳng trục

 

4.1. Từ 0o - 90o

21-25

4.2. Từ 0o - 60o

31-35

4.3. Từ 0o - 30o

41-45

5. Cứng khớp háng chi ở tư thế vẹo hoặc gấp

 

5.1. Từ 0o - 90o

31-35

5.2. Từ 0o - 60o

41-45

5.3. Từ 0o - 30o

46-50

5.4. Cứng hoàn toàn

51-55

XVI. Khớp gối một bên

 

1. Đau khớp gối hạn chế vận động ít

3-5

2. Đau khớp gối hạn chế vận động vừa

6-10

3. Đau khớp gối hạn chế vận động nhiều

11-15

4. Cứng khớp gối tầm vận động từ 00 - 1250

11-15

5. Cứng khớp gối tầm vận động từ 00 - 900

16-20

6. Cứng khớp gối tầm vận động từ 00 - 450

26-30

7. Cứng khớp gối ở tư thế 00

36-40

8. Thay khớp gối nhân tạo

41-45

XVII. Khớp cổ chân mt bên

 

1. Đau khớp cổ chân hạn chế vận động nhẹ

3-5

2. Đau khớp cổ chân hạn chế vận động vừa

8-10

3. Đau khớp cổ chân hạn chế vận động nặng

11-15

4. Cứng ở tư thế cơ năng

21

5. Cứng ở tư thế bất lợi

31

XVIII. Khớp bàn chân và các ngón chân một bên

 

1. Tổn thương xương bàn chân (xương gót, sên, hộp...)

 

1.1. Đi, đứng khó và đau

11-15

1.2. Dẫn đến hàn khớp các xương bàn chân

16-20

2. Khớp ngón chân

 

2.1. Ngón cái

 

2.1.1. Cứng khớp liên đốt

3-5

2.1.2. Cứng khớp đốt - bàn

7-9

2.1.3. Cứng khớp đốt - bàn và các khớp liên đốt

11-15

2.2. Các ngón khác

 

2.2.1. Cứng khớp liên đốt

1-3

2.2.2. Cứng khớp đốt - bàn

4-5

2.2.3. Cứng khớp đốt - bàn và các khớp liên đốt

6-10

Ghi chú: Tổn thương gây đau khớp ngón chân (không cứng khớp) được áp dụng tỷ lệ tối thiểu

 

XIX. Viêm khớp đốt sống, khớp cùng chậu đơn thuần

 

1. Viêm một đến hai khớp đốt sống

 

1.1. Mức độ nhẹ

3-5

1.2. Mức độ vừa

11-15

1.3. Mức độ nặng

21-25

2. Viêm từ ba khớp đốt sống trở lên

 

2.1. Mức độ nhẹ

11-15

2.2. Mức độ vừa

21-25

2.3. Mức độ nặng

31-35

3. Viêm khớp cùng chậu

6-10

XX. Gẫy, xẹp thân đốt sống (đã bao gồm tỉ lệ tổn thương khớp tương ứng)

 

1. Gẫy, xẹp thân một đốt sống

 

1.1. Gẫy, xẹp một phần thân đốt sống

16-20

1.2. Gẫy, xẹp cả thân đốt sống

21-25

2. Gẫy, xẹp thân hai đốt sống

26-30

3. Gẫy, xẹp ba đốt sống

36-40

4. Gẫy, xẹp trên ba đốt sống

41-45

XXI. Gẫy, vỡ mỏm gai

 

1. Của một đốt sống

6-10

2. Của hai hoặc ba đốt sống

16-20

3. Của trên ba đốt sống

26-30

XXII. Gẫy, vỡ mỏm bên

 

1. Của một đốt sống

3-5

2. Của hai hoặc ba đốt sống

11-15

3. Của trên ba đốt sống

21-25

XXIII. Viêm dính cột sống hoặc đã phẫu thuật làm cứng cột sống

 

1. Viêm dính khớp cột sống các đốt sống cổ

21-25

2. Viêm dính khớp cột sống các đốt sống ngực

36-40

3. Viêm dính khớp cột sống các đốt sống lưng

51-55

4. Viêm dính khớp cột sống cả ba đoạn (cổ, ngực, lưng)

81

XXIV. Thoái hóa cột sống

 

1. Thoái hóa một đến hai đốt sống

 

1.1. Mức độ nhẹ (Có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng nhưng chưa có biểu hiện rõ trên phim Xquang)

1-3

1.2. Mức độ vừa (Phim Xquang có hình ảnh: phì đại xương và/hoặc gai xương ở rìa khớp và/hoặc hẹp khe khớp không đồng đều và / hoặc đậm đặc xương dưới sụn)

6-10

1.3. Mức độ nặng: (Phim Xquang có hình ảnh như mục 1.2 và có hốc ở đầu xương và/ hoặc hẹp lỗ liên hợp...)

16-20

2. Thoái hóa từ 3 đốt sống trở lên

 

2.1. Mức độ nhẹ

6-10

2.2. Mức độ vừa

16-20

2.3. Mức độ nặng

26-30

XXV. Thoát vị đĩa đệm

 

1. Thoát vị đĩa đệm không gây hẹp ống sống

 

1.1. Một ổ

5-9

1.2. Hai ổ

11-15

1.3. Từ ba ổ trở lên

21-25

2. Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống, lỗ đốt sống, chưa tổn thương thần kinh

 

2.1. Một ổ

11-15

2.2. Hai ổ

21-25

2.3. Từ ba ổ trở lên

31-35

3. Thoát vị đĩa đệm đã phẫu thuật:

 

3.1. Mổ một ổ

21-25

3.2. Mổ hai ổ

31-35

3.3. Mổ ba ổ

36-40

Ghi chú: Tổn thương cột sống gây tổn thương thần kinh: Áp dụng tỷ lệ tổn thương cột sống và cộng lùi tổn thương thần kinh tương ứng

 

XXVI. Viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân

 

1. Viêm 1 hoặc 2 gân hoặc 1 hoặc 2 màng hoạt dịch chưa gây ảnh hưởng hoạt động khớp

1-5

2. Viêm từ 2 gân hoặc màng hoạt dịch và bao gân chưa gây ảnh hưởng hoạt động khớp

11-15

3. Nếu viêm gân hoặc màng hoạt dịch ảnh hưởng đến vận động khớp: Áp dụng theo tổn thương khớp tương ứng

 

XXVII. U nang bao hoạt dịch

 

1. Chưa ảnh hưởng vận động của khớp

6-10

2. Ảnh hưởng vận động của khớp: Áp dụng theo tầm hoạt động của từng khớp

 

3. U nang bao hoạt dịch đã mổ

 

3.1. Kết quả tốt

6-10

3.2. Kết quả chưa tốt, hoặc bị tái phát

11-15

XXVIII. Viêm sụn (kể cả sụn chêm): Áp dụng theo tổn thương khớp tương ứng

 

XXIX. Dị dạng, dị tật cột sống gây gù, vẹo, ưỡn

16-20

XXX. Dị tật hệ Cơ, Xương, Khớp

 

1. Dị dạng, dị tật hệ Cơ Xương khớp nếu tương tự như các tổn thương hệ Cơ Xương khớp đã được nêu trong Bảng tỷ lệ này thì được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương đương đã nêu trong Bảng

 

2. Dị dạng, dị tật hệ Cơ Xương khớp khác

 

2.1. Không gây rối loạn chức năng

0-5

2.2. Gây rối loạn chức năng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng

 

2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây ra

 

4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ Mục 2.3 và cộng lùi tỷ lệ di chứng chức năng

 

XXXI. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do gẫy xương bệnh lý

 

1. Gẫy xương cánh tay

 

1.1 Gẫy đầu trên xương cánh tay (từ cổ giải phẫu trở lên)

 

1.1.1. Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay dẫn đến hậu quả hàn khớp vai hoặc lủng liểng (chụp phim Xquang xác định)

41-45

1.1.2. Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa

21-25

1.1.3. Can liền xấu, teo cơ Delta, đai vai và cánh tay, hạn chế động tác khớp vai nhiều

31-35

1.2. Gãy thân xương cánh tay một bên

 

1.2.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, cánh tay cử động tương đối bình thường

11-15

1.2.2. Can liền xấu, trục hơi lệch, không ngắn chi

21-25

1.2.3. Can liền xấu, trục lệch, ngắn chi, teo cơ do giảm vận động, ngắn dưới 3 cm

26-30

1.2.4. Can liền xấu, trục lệch, ngắn chi, teo cơ do giảm vận động, ngắn từ 3 cm trở lên

31-35

1.2.5. Can xấu, hai đầu gẫy chồng nhau

36-40

1.3. Gẫy đầu dưới xương cánh tay một bên

 

1.3.1. Gẫy trên lồi cầu hoặc gẫy giữa hai lồi cầu, hạn chế gấp, duỗi khớp khuỷu nhẹ

21-25

1.3.2. Gẫy như 1.3.1 nhưng can liền xấu, di lệch dẫn đến hậu quả cứng, hàn khớp khuỷu. Tỷ lệ được tính như tổn thương khớp khuỷu

 

1.3.3. Mẻ hoặc rạn lồi cầu đơn thuần, không ảnh hưởng đến khớp

3-5

1.4. Mất đoạn xương cánh tay tạo thành khớp giả

 

1.4.1. Khớp giả chặt

31-35

1.4.2. Khớp giả lỏng

41-45

2. Gẫy xương cẳng tay

 

2.1. Gẫy hai xương cẳng tay

 

2.1.1. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả hai xương, khớp giả chặt

26-30

2.1.2. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả hai xương, khớp giả lỏng

31-35

2.1.3. Can liền tốt trục thẳng, chức năng cẳng tay gần như bình thường

6-10

2.1.4. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn chi ngắn dưới 3 cm

26-30

2.1.5. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn trên 3 cm, ảnh hưởng đến chức năng sấp - ngửa cẳng tay và vận động của khớp cổ tay

31-35

2.1.6. Bốn đầu xương gãy dính nhau, can xấu, mất sấp ngửa cẳng tay, teo cơ kèm theo

31-35

2.2. Gẫy đầu dưới cả hai xương quay trụ sát cổ tay

 

2.2.1. Hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (1-2/5 động tác cổ tay)

11-15

2.2.2. Hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên 3 động tác cổ tay)

21-25

2.3. Gẫy thân xương quay

 

2.3.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, chức năng cẳng tay tương đối bình thường

6-10

2.3.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc chi bị ngắn trật khớp quay - trụ và hạn chế chức năng sấp - ngửa

21-25

2.3.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả xương quay, khớp giả chặt

11-15

2.3.4. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả xương quay, khớp giả lỏng

21-25

2.4. Gẫy đầu trên xương quay có di chứng làm trở ngại gấp - duỗi khớp khuỷu và hạn chế sấp, ngửa cẳng tay, kèm theo teo cơ

21-25

2.5. Gẫy đầu dưới xương quay (kiểu Pouteau - Colles)

 

2.5.1. Kết quả điều trị tốt, di chứng không đáng kể

6-10

2.5.2. Hạn chế vận động cẳng tay, cổ tay

11-15

2.6. Gẫy thân xương trụ

 

2.6.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức năng cẳng tay không bị ảnh hưởng

6-10

2.6.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc hai đầu gẫy dính với xương quay làm mất chức năng sấp, ngửa cẳng tay

21-25

2.6.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả, khớp giả chặt

11-15

2.6.4. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả, khớp giả lỏng

16-20

2.7. Gầy mỏm khuỷu xương trụ gây hậu quả biến dạng khớp khuỷu, cứng khớp: Áp dụng theo tổn thương khớp

 

2.8. Gẫy rời mỏm trâm quay hoặc trâm trụ làm yếu khớp cổ tay

6-10

3. Gẫy xương bàn tay

 

3.1. Gẫy một, hai xương bàn tay, nếu bàn tay không bị biến dạng và không hạn chế chức năng bàn tay - ngón tay

6-10

3.2. Gẫy trên hai xương bàn tay, hoặc trường hợp can xương xấu, bàn tay biến dạng, ảnh hưởng nhiều đến chức năng bàn tay, ngón tay

16-20

3.3. Mất đoạn xương nhiều xương bàn tay làm bàn tay biến dạng và gây hạn chế chức năng nhiều.

21-25

4. Gẫy xương ngón tay

 

4.1. Gẫy xương một ngón tay không ảnh hưởng vận động

1-2

4.2. Gẫy xương một ngón tay ảnh hưởng vận động tính theo mức độ hạn chế vận động của khớp tương ứng tại. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Cơ Xương Khớp

1-3

5. Gẫy xương đùi

 

5.1. Gẫy đầu trên xương đùi

 

5.1.1. Can liền tốt, trục thẳng, nhưng có teo cơ

26-30

5.1.2. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều, chi ngắn dưới 4 cm, chức năng khớp háng bị hạn chế

31-35

5.1.3. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều chi ngắn trên 4 cm

41-45

5.1.4. Gẫy cổ xương đùi, tiêu chỏm

51

5.1.5. Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo thành khớp giả cổ xương đùi, khớp giả chặt

41-45

5.1.6. Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo thành khớp giả cổ xương đùi, khớp giả lỏng lẻo

51

5.2. Gẫy cổ xương đùi, đã phẫu thuật thay chỏm nhân tạo

35

5.3. Gẫy thân xương đùi ở 1/3 giữa hoặc dưới đã điều trị ổn định

 

5.3.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức phận chi bình thường

21

5.3.2. Can liền xấu, trục lệch

26-30

5.3.3. Can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 4 cm

31-35

5.3.4. Can xấu, trục lệch, chi ngắn trên 4 cm

41

5.4. Gẫy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu hoặc tổn thương lồi cầu di chứng hạn chế vận động khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối

 

6. Gẫy xương cẳng chân

 

6.1. Gẫy hai xương cẳng chân

 

6.1.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi

16-20

6.1.2. Can xương xấu, hoặc can dính hai xương, cẳng chân bị vẹo và ngắn dưới 2 cm

21-25

6.1.3. Di chứng như Mục 6.1.2 nhưng chi ngắn từ 2 cm đến dưới 5 cm

26-30

6.1.4. Di chứng như Mục 6.1.2 nhưng chi ngắn từ 5 cm trở lên

31-35

6.2. Gẫy gây mất đoạn hai xương chày, mác tạo thành khớp giả

 

6.2.1. Khớp giả hai xương chặt, chi ngắn dưới 5 cm

31-35

6.2.2. Khớp giả hai xương lỏng, chi ngắn trên 5 cm

41-45

6.3. Gẫy thân xương chày một chân

 

6.3.1. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can tốt, trục thẳng, không ngắn chi

15

6.3.2. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 2 cm

21

6.3.3. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 2cm đến < 5cm

21-25

6.3.4. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 5 cm trở lên

26-30

6.3.5. Gẫy thân xương chày đã liền nhưng thân xương có ổ khuyết lớn

21-25

6.4. Gẫy gây mất đoạn xương chày tạo thành khớp giả

 

6.4.1. Khớp giả chặt

21-25

6.4.2. Khớp giả lỏng

31-35

6.5. Gẫy hoặc vỡ mâm chày

 

6.5.1. Điều trị phục hồi tốt, khớp gối không cứng

15

6.5.2. Di chứng cứng khớp gối hoặc hàn khớp theo Mục tổn thương khớp gối

 

6.6. Gẫy hoặc vỡ lồi củ trước mâm chày

9

6.7. Gẫy thân xương mác một chân

 

6.7.1. Đường gẫy ở 1/3 giữa hoặc trên, can liền tốt

5

6.7.2. Gẫy đầu trên xương mác, can xấu

7

6.7.3. Gẫy kiểu Dupuytren (đầu dưới xương mác), can xấu, hạn chế nhẹ khớp cổ chân

6-10

6.7.4. Gẫy kiểu Dupuytren (đầu dưới xương mác), can xấu, cổ chân bị cứng khớp nhẹ

11-15

6.8. Gẫy gây mất đoạn xương mác

11-15

7. Gẫy xương đòn và xương bả vai

 

7.1. Gẫy xương đòn

 

7.1.1. Can liền tốt, không di chứng

6-10

7.1.2. Can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh hưởng đến gánh, vác

16-20

7.2. Gẫy xương bả vai một bên

 

7.2.1. Gẫy, vỡ hoặc có lỗ khuyết ở thân xương

6-9

7.2.2. Gẫy vỡ ở ngành ngang

11-15

7.2.3. Gẫy vỡ phần ổ khớp vai đơn thuần, chỏm xương cánh tay không bị tổn thương nhưng để lại hậu quả dễ trật khớp vai

16-20

7.2.4. Vỡ ổ khớp kèm tổn thương chỏm gây hậu quả cứng, hàn khớp vai: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp vai

 

8. Gẫy xương sườn

 

8.1. Tổn thương một hoặc hai xương sườn, (can tốt)

3-5

8.2. Gẫy một hoặc hai xương sườn, can xấu hoặc tổn thương ba đến năm xương sườn can tốt

6-9

8.3. Gẫy ba đến năm xương sườn, can xấu hoặc tổn thương sáu xương sườn trở lên, can tốt

11-15

8.4. Gẫy sáu xương sườn trở lên, can xấu

16-20

8.5. Mất đoạn hoặc cắt bỏ một hoặc hai xương sườn

11-15

8.6. Mất đoạn hoặc cắt bỏ ba đến năm xương sườn

16-20

8.7. Mất đoạn hoặc cắt bỏ sáu xương sườn trở lên

21-25

8.8. Tổn thương xương sườn gây rối loạn thông khí tỷ lệ được cộng lùi tỷ lệ rối loạn thông khí tương ứng.

 


Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật cơ - xương - khớp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
3,312 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào