Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh lý hệ nội tiết và rối loạn chuyển hóa

Vì tính chất công việc, tôi có thắc mắc mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Cụ thể tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh lý hệ nội tiết và rối loạn chuyển hóa được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Xuân Thịnh - TPHCM

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh lý hệ nội tiết và rối loạn chuyển hóa được quy định tại Chương 7 Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh lý hệ nội tiết và rối loạn chuyển hóa do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 2 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

Bệnh lý hệ Nội tiết và rối loạn chuyển hóa

Tỷ lệ (%)

I. Tuyến yên

 

1. Rối loạn chức năng tuyến

 

1.1. Rối loạn toàn bộ chức năng tuyến yên (rối loạn chức năng cả thùy trước và thùy sau)

61-65

1.2. Rối loạn chức năng thùy trước

 

1.2.1. Rối loạn từ bốn loại hormon trở lên

56-60

1.2.2. Rối loạn từ hai đến ba loại hormon

41-45

1.2.3. Rối loạn một loại hormon

26-30

1.3. Rối loạn chức năng thùy sau tuyến yên gây Đái tháo nhạt

26-30

1.4. Rối loạn chức năng tuyến yên gây biến chứng tại cơ quan khác:

 

Áp dụng tỷ lệ tương ứng Mục 1.1.2 và cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

2. Khối u tuyến yên

 

2.1. U lành tính

 

2.1.1. Chưa gây biến chứng

11-15

2.1.2. Phẫu thuật, chức năng tuyến ổn định

21-25

2.1.3. U lành tính nếu có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1.1; 2.1.2 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

2.2. U ác tính

 

2.2.1. Đáp ứng với điều trị nội khoa

61-65

2.2.2. Không đáp ứng với điều trị nội khoa: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.2.1 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng ở cơ quan tương ứng

 

2.2.3. Đáp ứng điều trị phẫu thuật

81 - 85

2.2.4. Không đáp ứng với điều trị phẫu thuật

91

2.2.5. Không còn chỉ định phẫu thuật

91

3. Khối u tuyến tùng

 

3.1. U lành

 

3.1.1. U lành chưa gây biến chứng

6-10

3.1.2. U lành gây biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 3.1.1 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

3.2. U ác tính

 

3.2.1. Đáp ứng với điều trị nội khoa

61-65

3.2.2. Không đáp ứng với điều trị nội khoa: Áp dụng tỷ lệ Mục 3.2.1 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

3.2.3. Đáp ứng điều trị phẫu thuật

81-85

3.2.4. Không đáp ứng với điều trị phẫu thuật

91

3.2.5. Không còn chỉ định phẫu thuật

91

II. Tuyến giáp

 

1. Rối loạn chức năng tuyến giáp

 

1.1. Suy giáp

 

1.1.1. Suy giáp dưới lâm sàng (suy giáp còn bù)

21-25

1.1.2. Suy giáp rõ ràng (suy giáp mất bù)

31-35

1.2. Nhiễm độc giáp

 

1.2.1. Dưới lâm sàng

21-25

1.2.2. Lâm sàng (bệnh Basedow) chưa có biến chứng

31-35

1.2.3. Lâm sàng (bệnh Basedow) có biến chứng: Tỷ lệ Mục 1.2.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

2. Viêm tuyến giáp mạn tính

21-25

3. Rối loạn thiếu hụt lốt

21-25

4. Khối u tuyến giáp

 

4.1. U lành tuyến giáp (bao gồm cả bướu cổ đơn thuần)

 

4.1.1. Chưa phẫu thuật chưa gây rối loạn chức năng tuyến giáp

6-10

4.1.2. Cắt bỏ tuyến giáp một phần không rối loạn chức năng tuyến giáp

11-15

4.1.3. Cắt bỏ một bên không rối loạn chức năng tuyến giáp

16-20

4.1.4. Cắt toàn bộ tuyến giáp

61

4.1.5. Chưa phẫu thuật hoặc phẫu thuật có biến chứng rối loạn chức năng tuyến giáp: Tỷ lệ Mục 4.1.1 hoặc 4.1.2, 4.1.3 cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng

 

4.2. Ung thư tuyến giáp

 

4.2.1. Thể chưa biệt hóa

71

4.2.2. Thể biệt hóa

81

III. Tuyến cận giáp

 

1. Rối loạn chức năng tuyến cận giáp

 

1.1. Suy cận giáp

21-25

1.2. Cường cận giáp

21-25

2. Khối u tuyến cận giáp

 

2.1. U lành tính

 

2.1.1. Chưa gây biến chứng

3-7

2.1.2. Sau can thiệp chức năng tuyến ổn định

11-15

2.1.3. Gây rối loạn chức năng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1.1 hoặc 2.1.2 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng

 

2.2. Ung thư

 

2.2.1. Đáp ứng điều trị nội khoa

31-35

2.2.2. Không đáp ứng điều trị nội khoa: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.2.1 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

2.2.3. Điều trị phẫu thuật kết quả tốt

31-35

2.2.4. Điều trị phẫu thuật không kết quả

81

2.2.5. Không còn chỉ định phẫu thuật

81

IV. Tuyến thượng thận

 

1. Rối loạn chức năng tuyến

 

1.1. Suy thượng thận chưa có biến chứng

 

1.1.1. Do thuốc

36-40

1.1.2. Nguyên nhân tại tuyến

61-65

1.2. Cường vỏ thượng thận (Hội chứng Cushing) chưa có biến chứng

31-35

1.3. Rối loạn aldosterol, androgen, estrogen chưa có biến chứng

 

1.3.1. Rối loạn một loại hormon

26-30

1.3.2. Rối loạn hai loại hormon

31-35

1.3.3. Rối loạn ba loại hormon

41-45

1.4. Rối loạn chức năng tuyến thượng thận có biến chứng: Tỷ lệ tổn thương tương ứng tại Mục 1.1, 1.2, 1.3 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

2. Khối u vỏ thượng thận

 

2.1. U lành tính chưa có biến chứng

 

2.1.1. U một bên điều trị nội khoa ổn định

11-15

2.1.2. U một bên điều trị phẫu thuật ổn định

21

2.1.3. U hai bên điều trị nội khoa ổn định

21

2.1.4. U hai bên điều trị phẫu thuật ổn định

26-30

2.2. U lành tính có biến chứng: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương tương ứng tại Mục 2.1 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

2.3. U ác tính

 

2.3.1. Ung thư một bên đáp ứng với điều trị nội khoa

51-55

2.3.2. Ung thư một bên không đáp ứng với điều trị nội khoa: Tỷ lệ Mục 2.3.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

2.3.3. Ung thư một bên phẫu thuật kết quả tốt

71

2.3.4. Ung thư một bên phẫu thuật không kết quả hoặc không còn chỉ định phẫu thuật

81

2.3.5. Ung thư hai bên đáp ứng điều trị nội khoa

61

2.3.6. Ung thư hai bên không đáp ứng với điều trị nội khoa: Tỷ lệ Mục 2.3.5 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

2.3.7. Ung thư hai bên đáp ứng với điều trị phẫu thuật

71-75

2.3.8. Ung thư hai bên không đáp ứng với điều trị phẫu thuật

81

2.3.9. Ung thư hai bên không còn chỉ định phẫu thuật

81

3. U tủy thượng thận gây tăng huyết áp

 

3.1. Đáp ứng với điều trị nội khoa

51-55

3.2. Không đáp ứng với điều trị nội khoa: Tỷ lệ Mục 3.1 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

3.3. Đáp ứng với điều trị phẫu thuật

61

3.4. Không đáp ứng với điều trị phẫu thuật

81

3.5. Không còn chỉ định phẫu thuật

81

Ghi chú: Nếu bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục xảy ra trước 16 tuổi thì tỷ lệ tổn thương cơ thể được cộng thêm (cộng lùi) 15 - 20%

 

V. Tuyến tụy

 

1. Rối loạn chức năng tuyến chưa có biến chứng

 

1.1. Rối loạn đường máu lúc đói và (hoặc) giảm dung nạp glucose

11-15

1.2. Đái tháo đường

31-35

1.3. Hội chứng Insulinnom

21-25

1.4. Hội chứng Gastrinom

21-25

1.5. Hội chứng VIPOM

21-25

1.6. Hội chứng Somatostatinom

21-25

2. Khối u tuyến tụy chưa có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng tại Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tiêu hóa

 

3. Rối loạn chức năng tuyến hoặc u tuyến tụy có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 1; 2 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

VI. Buồng trứng, tinh hoàn

Áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng tại Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tiết niệu - Sinh dục

 

VII. Bệnh lý rối loạn chuyển hóa

 

1. Bệnh lý rối loạn chuyển hóa có biểu hiện trên xét nghiệm cận lâm sàng chưa gây tổn thương cơ quan, nội tạng

6-10

2. Bệnh lý rối loạn chuyển hóa có biến chứng tổn thương cơ quan, nội tạng: Tỷ lệ Mục 1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 


Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh lý hệ nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
644 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào