Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương bàn chân và khớp cổ chân

Đau khớp cổ chân khi ngủ dậy hay khi đi bộ có thể do chấn thương, vận động quá nhiều hoặc có thể là biểu hiện của bong trật khớp chân, viêm xương khớp…Liên quan đến vấn đề này, Ban biên tập cho tôi hỏi là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương bàn chân và khớp cổ chân được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn rất nhiều Hữu Nhật (***@gmail.com)

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương bàn chân và khớp cổ chân được quy định tại Mục VIII Chương 8 Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ cơ-xương-khớp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 1 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

VIII. Bàn chân và khớp cổ chân

 Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

1. Tháo khớp cổ chân một bên

45

2. Tháo khớp hai cổ chân

81

3. Cắt bỏ nửa trước bàn chân (tháo khớp các xương bàn hay thủ thuật Lisfranc)

35

4. Cắt bỏ giữa bàn chân còn để lại chỗ chống gót (thủ thuật Chopart, Ricard hay Pirogoff)

41

5. Chấn thương khớp cổ chân dẫn đến hậu quả cứng khớp

 

5.1. Cứng khớp ở tư thế cơ năng (0°)

21

5.2. Cứng khớp ở tư thế bất lợi cho chức năng khớp cổ chân

31

6. Đứt gân gót (gân Achille)

 

6.1. Đã nối lại, không ngắn gân

11-15

6.2. Gân bị ngắn sau khi nối, bàn chân ngả về phía trước

21-25

6.3. Không nối lại kịp thời để cơ dép co lại thành một cục, đi lại khó khăn

26-30

7. Cắt bỏ toàn bộ xương gót

31-35

8. Gãy hoặc vỡ xương gót

 

8.1. Vỡ một phần phía sau xương gót

6-10

8.2. Vỡ thân xương gót có ảnh hưởng đến đi lại, lao động

11-15

8.3. Gãy góc Boehler (phần Thalamus của xương gót) làm sập vòm bàn chân, đi lại khó và đau

21-25

9. Cắt bỏ xương sên

26-30

10. Gãy xương sên làm bàn chân biến dạng, đi lại khó khăn

16-20

11. Gãy xương thuyền

6-10

12. Gãy/vỡ xương hộp

11-15

13. Gãy/vỡ nhiều xương nhỏ giữa bàn chân dẫn đến hậu quả cứng/hàn khớp bàn chân

16-20

14. Tổn thương mắt cá chân một bên

 

14.1. Không ảnh hưởng khớp

6-10

14.2. Gây cứng khớp cổ chân: Áp dụng tỷ lệ ở mục 5.

 

15. Gãy hoặc mất đoạn một xương bàn của bàn chân

 

15.1. Can liền tốt, bàn chân không biến dạng, không ảnh hưởng đến đi đứng

3-5

15.2. Bàn chân biến dạng và trở ngại đến việc đi đứng, lao động

11-15

16. Gãy hoặc mất đoạn nhiều xương bàn của một bàn chân

 

16.1. Gãy hai xương bàn, can liền xấu hoặc mất đoạn hai xương bàn

16-20

16.2. Gãy trên hai xương bàn hoặc mất đoạn xương làm bàn chân biến dạng gây trở ngại nhiều đến việc đi đứng, lao động

21-25

17. Mảnh dị vật nằm trong khe khớp cổ chân (chày - gót - sên)

16-20

18. Còn nhiều mảnh dị vật nhỏ ở phần mềm gan bàn chân hay găm ở xương bàn chân ảnh hưởng đến đi lại, lao động

 

18.1. Có dưới 10 mảnh nhỏ

11-15

18.2. Có từ 10 mánh trở lên

16-20

19. Bong gân khớp cổ chân điều trị lâu không khỏi

16-20

20. Viêm khớp cổ chân mạn tính sau chấn thương trật khớp, bong gân cổ chân

16-20


Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương bàn chân và khớp cổ chân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
918 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào