Có bắt buộc đóng bảo hiểm thân thể cho người lao động?
Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế, cụ thể như sau:
(1) Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Người sử dụng lao động đóng 17% và người lao động đóng 8%.
(2) Bảo hiểm y tế bắt buộc: Người sử dụng lao động đóng 3% và người lao động đóng 1,5%.
(3) Bảo hiểm thất nghiệp: Người sử dụng lao động đóng 1% và người lao động đóng 1%.
(4) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người sử dụng lao động đóng 1%.
Như vậy: Người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ lao động có nghĩa vụ phải tham gia các loại bảo hiểm trên đây.
Theo đó, theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì thì lao động nữ có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi sinh con khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
(1) Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
(2) Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp lao động nữ đáp ứng một trong các điều kiện trên đây mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Do đó: Trường hợp khi bạn sinh con thứ hai mà đáp ứng đủ một trong hai điều kiện kể trên thì bạn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ngoài ra, Tại Bộ luật lao động 2012 còn có quy định không bắt buộc nhưng khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.
Theo đó, các chế độ bảo hiểm không bắt buộc này có thể được thực hiện theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi 2010), trong đó có thể kể đến các loại bảo hiểm như: Bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Mà theo ghi nhận của chúng tôi thì bảo hiểm thân thể là một dạng hợp đồng bảo hiểm con người được cung cấp thông qua các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và nó không phải là một loại bảo hiểm bắt buộc mà được cung cấp trên cơ sở tự nguyển của các bên tham gia thông qua hợp đồng bảo hiểm thân thể.
Như vậy: Căn cứ các quy định được trích dẫn trên đây thì có thể xác định bảo hiểm thât thể không phải là một loại bảo hiểm bắt buộc, nên người lao động và người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải tham gia loại hợp đồng này, trừ trường hợp trong hợp đồng lao động có thỏa thuận khác về vấn đề này.
Do đó: Đối với trường hợp của bạn thì có thể thấy ở công ty đầu tiên bạn được công ty tham gia bảo hiểm thân thể - Có thể thấy đây là một khoản chi phúc lợi của công ty đối với những người lao động của công ty nói chung và bạn nói riêng chứ pháp luật không bắt buộc. Nên khi sinh con bạn được giải quyết chế độ bảo hiểm thân thể theo hợp đồng bảo hiểm mà công ty đã ký là phù hợp.
Vì bảo hiểm thân thể là không bắt buộc nên khi bạn chuyển qua công ty thứ hai làm và công ty không tham gia bảo hiểm thân thể cho bạn nên khi sinh con bạn không được giải quyết chế độ bảo hiểm thân thể là phù hợp với các quy định của pháp luật.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?