Vay tín chấp nhưng chưa nhận tiền thì có phạm tội?
Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Như vậy, việc vay mượn là quan hệ dân sự và các bên có quyền thỏa thuận các vấn đề liên quan trong hợp đồng vay, ở đây bên cho vay đã có hành vi ép buộc bạn ký kết theo ý chí chủ quan của họ và rất may bạn đã không làm theo, vì bạn chưa ký hợp đồng cũng như không nhận tiền nên giao dịch chưa có hiệu lực, hơn nữa quan hệ này cũng không đảm bảo đủ điều kiện về sự tự nguyện của các bên. Bạn không vi phạm pháp luật nên không ai có quyền làm bạn đi tù cả, đó chỉ là lời đe dọa, thậm chí bạn còn có quyền tố cáo ngược lại họ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?