Nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của BLĐTBXH trong sản xuất

Nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của BLĐTBXH trong sản xuất  gồm những gì? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn! Minh Ngọc - ngoc*****@gmail.com

Nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của BLĐTBXH trong sản xuất được quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó: 

1. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất, bao gồm:

a) Kiểm tra hồ sơ chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy (đối với các sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận và công bố hợp quy); hồ sơ công bố hợp chuẩn (đối với các sản phẩm, hàng hóa công bố hợp chuẩn); hồ sơ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn (đối với sản phẩm áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng); Kiểm tra việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng theo Điều 23 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

b) Kiểm tra việc ghi nhãn, nội dung thông tin cảnh báo (đối với các sản phẩm, hàng hóa có quy định về thể hiện thông tin cảnh báo); thể hiện dấu hợp quy (đối với sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận và công bố hợp quy), dấu hợp chuẩn (đối với sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn) và các tài liệu đi kèm sản phẩm cần kiểm tra;

c) Trường hợp trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có quy định liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất thì kiểm tra việc thực hiện các quy định này trong quá trình sản xuất sản phẩm;

d) Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khác của quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất do cơ quan có thẩm quyền quy định.

2. Kiểm tra việc thực hiện và kết quả đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất sản phẩm.

Kiểm tra công tác kiểm soát quá trình sản xuất của cơ sở sản xuất liên quan đến việc tạo thành sản phẩm và duy trì sự đảm bảo chất lượng bao gồm:

a) Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm (tài liệu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm);

b) Kiểm tra toàn bộ hoặc một trong các giai đoạn của quá trình sản xuất (từ đầu vào, qua các giai đoạn trung gian cho đến khi hình thành sản phẩm bao gồm cả quá trình bao gói, xếp dỡ, lưu kho và vận chuyển sản phẩm);

c) Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu (theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, việc sử dụng nguyên liệu bị cấm, nguyên vật liệu quá hạn sử dụng);

d) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về trang thiết bị công nghệ và trang thiết bị đo lường, kiểm tra, thử nghiệm;

e) Kiểm tra hồ sơ tay nghề công nhân và cán bộ kỹ thuật;

g) Các nội dung kỹ thuật cần thiết khác.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia đánh giá phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.

3. Thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Trong quá trình kiểm tra tại cơ sở sản xuất, khi phát hiện sản phẩm có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng thì lấy mẫu sản phẩm để thử nghiệm. Việc lấy mẫu phục vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện như sau:

a) Mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trường hợp không có quy định về phương pháp lấy mẫu thì lấy mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên, đảm bảo mẫu là đại diện cho lô sản phẩm; Mỗi mẫu được chia làm hai đơn vị mẫu, một đơn vị đưa đi thử nghiệm và một đơn vị lưu tại cơ quan kiểm tra; Mẫu lưu sẽ được cơ quan kiểm tra thanh lý sau 03 tháng kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, xử lý và không có khiếu nại;

b) Căn cứ phương pháp thử đối với sản phẩm, đoàn kiểm tra lấy mẫu đảm bảo số lượng sản phẩm để thử nghiệm các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và yêu cầu kiểm tra;

c) Mẫu sản phẩm sau khi lấy phải được niêm phong (Tem niêm phong theo mẫu số 01 Phụ lục II, ban hành kèm theo Thông tư này), lập biên bản (theo mẫu số 02 Phụ lục II, ban hành kèm theo Thông tư này) có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu. Trường hợp đại diện cơ sở được lấy mẫu không ký vào biên bản lấy mẫu và niêm phong mẫu thì đoàn kiểm tra ghi rõ trong biên bản: “đại diện cơ sở không ký vào biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu”, biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu có chữ ký của người lấy mẫu, Trưởng đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý;

d) Thử nghiệm mẫu

Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày lấy mẫu, đoàn kiểm tra phải gửi mẫu sản phẩm đến tổ chức thử nghiệm được chỉ định để thử nghiệm.

Trên đây là tư vấn về nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của BLĐTBXH trong sản xuất. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
292 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào