Bị công ty kỷ luật sai phải làm sao?
Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với các hành vi vi phạm sau đây:
- Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc;
- Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
- Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với các hành vi trộm cắp của người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động tiến hành thực hiện xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với các hành vi trộm cắp của người lao động là trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người lao động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
- Trường hợp khiếu nại, thực hiện theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP, cụ thể các bước sau:
Bước 1: Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày có quyết định xử lý kỷ luật, người lao động có quyền khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật đến người sử dụng lao động để được giải quyết.
Bước 2: Trường hợp khiếu nại không được người sử dụng lao động giải quyết hoặc có giải quyết nhưng không thỏa đáng, thì người lao động có thể gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính để được giải quyết theo thẩm quyền.
- Trường hợp khởi kiện, thực hiện theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 như sau:
Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- ...
Như vậy: Trường hợp người lao động bị người sử dụng lao động xử lý kỷ luật với hình thức sa thải thì không phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết.
Nên trường hợp người lao động bị người sử dụng lao động xử lý kỷ luật sa thải khi chưa có kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với các hành vi trộm cắp của người lao động, thì người lao động có quyền khởi kiện ngay ra Tòa án nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết.
Do đó: Trường hợp công ty chỉ nghi ngờ bạn ăn cắp vật tư của công ty để bán ra bên ngoài và đã xử lý kỷ luật với hình thức sa thải đối với bạn khi chưa có kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với các hành vi trộm cắp vật tư của bạn là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Bạn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện công ty ra Tòa án nhân dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc khiếu nại, khởi kiện được thực hiện theo quy định trên.
Trên đây là quan điểm của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?