Sử dụng kinh phí được trích để thực hiện chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán nhà nước
Sử dụng kinh phí được trích để thực hiện chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 3 Thông tư 16/2019/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí được trích để thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, (có hiệu lực 10/05/2019), theo đó:
Kiểm toán nhà nước sử dụng số kinh phí được trích để chi cho các nội dung sau:
1. Chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước (ngoài khoản chi khen thưởng hàng năm theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng) không vượt quá 0,8 lần mức lương do Nhà nước quy định, gồm:
a) Lương ngạch bậc, chức vụ.
b) Các khoản phụ cấp:
- Phụ cấp chức vụ;
- Phụ cấp vượt khung;
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị quyết số 325/2016/NQ-UBTVQH ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán nhà nước.
2. Số kinh phí còn lại sau khi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực hoạt động của ngành, gồm:
a) Chi tăng cường đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Kiểm toán Nhà nước trong trường hợp cần thiết đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất và hiện đại hóa trong khi nguồn kinh phí theo quy định của Luật Đầu tư công chưa đáp ứng được; chi sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất; chi mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì tài sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại phục vụ công tác kiểm toán; hỗ trợ chi phí vận hành trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước;
b) Bổ sung chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị, hội thảo nâng cao nghiệp vụ, tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước của kiểm toán viên, cán bộ, công chức và người lao động thuộc Kiểm toán nhà nước chi nghiên cứu khoa học; chi công nghệ thông tin, chi thực hiện chính sách thu hút nhân tài; chi công tác phí cho hoạt động kiểm toán; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về kiểm toán; nâng cao năng lực hoạt động của ngành;
c) Bổ sung chi các hoạt động nghiệp vụ phục vụ cho công tác kiểm toán; chi trả tiền dịch vụ cung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiểm toán;
d) Chi giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thực hiện kết luận của Kiểm toán nhà nước;
đ) Chi động viên, khuyến khích các tập thể và cá nhân đã tích cực phối hợp trong công tác thực hiện kết luận và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; phối hợp trong công tác thực hiện nhiệm vụ hoạt động của ngành;
e) Cơ quan Kiểm toán nhà nước chủ động sử dụng số kinh phí được trích để chi theo các nội dung chi quy định tại Thông tư này. Mức chi các nội dung nêu trên do Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định bảo đảm phù hợp với thực tế hoạt động, khả năng nguồn kinh phí, chịu trách nhiệm về quyết định của mình và phải được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ hoặc Quy chế quản lý, sử dụng khoản kinh phí được trích.
Trên đây là tư vấn về sử dụng kinh phí được trích để thực hiện chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán nhà nước. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 16/2019/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?