Xây dựng các phương án vận hành và lập các mô hình tính toán vận hành liên hồ chứa trong mùa lũ
Xây dựng các phương án vận hành và lập các mô hình tính toán vận hành liên hồ chứa trong mùa lũ được quy định tại Điều 33 Thông tư 65/2017/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, theo đó:
1. Kéo dài, hoàn nguyên số liệu dòng chảy:
a) Mục đích: nhằm kéo dài và đồng nhất về số liệu phục vụ xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa;
b) Thực hiện kéo dài, hoàn nguyên số liệu dựa trên số liệu thu thập từ các bước thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin dữ liệu và điều tra thực địa khảo sát bổ sung bằng mô hình. Công tác lập mô hình kéo dài, hoàn nguyên số liệu theo quy định hiện hành và đảm bảo các mục tiêu của dự án.
2. Xác định yêu cầu, tiêu chí phòng, chống lũ cho hạ du.
3. Xác định các trạm quan trắc vận hành lũ:
a) Phân tích xác định các cấp mực nước, lưu lượng tại các trạm quan trắc vận hành lũ trong trường hợp trạm quan trắc vận hành chưa có các cấp báo động;
b) Xác định yêu cầu mực nước, lưu lượng tại các trạm quan trắc vận hành lũ phục vụ việc ra quyết định vận hành hồ.
4. Nghiên cứu, phân tích và đánh giá đặc điểm lũ, tổ hợp mưa, lũ, bão và các hình thế thời tiết nguy hiểm trên lưu vực sông làm cơ sở cho việc điều hành:
a) Phân tích thống kê thời gian xảy ra các con lũ với các quy mô khác nhau; thống kê các đặc trưng lũ, mưa lũ;
b) Phân tích đặc điểm lũ, nguyên nhân hình thành và diễn biến của các trận lũ đã xảy ra; xác định các thời kỳ lũ (nếu có);
c) Phân cấp lượng mưa sinh lũ lưu vực sông;
d) Xây dựng biểu đồ phân bố lũ theo cấp mưa sinh lũ theo thời gian;
đ) Phân tích, xác định quan hệ mưa - lũ theo các cấp mưa sinh lũ trên lưu vực sông;
e) Tính toán đặc trưng thống kê lũ tại các vị trí trạm thủy văn;
g) Tính toán, xây dựng các quan hệ thống kê của đặc trưng lũ trên hệ thống, tại các tuyến đập;
h) Tính toán, xác định và đánh giá tổ hợp lũ giữa các nhánh sông trên lưu vực (trong trường hợp có 2 nhánh sông trở lên);
i) Tính toán, xác định và đánh giá tổ hợp lũ giữa thượng lưu các hồ chứa và ở hạ du;
k) Xác định, đánh giá, lựa chọn các trận lũ, tổ hợp lũ đưa vào tính toán các phương án vận hành liên hồ chứa.
5. Nghiên cứu, xác định và lựa chọn tổ hợp triều và dòng chảy lũ trên hệ thống (đối với lưu vực sông có ảnh hưởng triều).
6. Xác định các mâu thuẫn giữa việc vận hành thực tế của các hồ chứa trong vận hành cắt giảm lũ cho hạ du:
a) Phân tích chế độ vận hành thực tế của các hồ chứa trong 5 năm qua nhằm xác định các mâu thuẫn trong vận hành cắt giảm lũ cho hạ du;
b) So sánh thực trạng vận hành hồ trong 5 năm qua với yêu cầu của địa phương về phòng, chống lũ và đưa ra một số nhận định ban đầu trong quy trình vận hành.
7. Lập các mô hình để đánh giá và dự báo:
Công tác lập các mô hình đánh giá, dự báo theo quy định hiện hành và đảm bảo các mục tiêu của dự án.
a) Mô hình điều tiết lũ hồ chứa;
b) Mô hình diễn toán dòng chảy về các trạm quan trắc vận hành hồ.
8. Xây dựng các phương án vận hành hồ trong mùa lũ.
9. Phân tích, đưa ra các phương án vận hành để đảm bảo tối ưu về cắt giảm lũ và hiệu quả phát điện:
a) Trường hợp xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa lần đầu: phân tích xác định sự phối hợp xả nước giữa các hồ để bảo đảm mực nước, lưu lượng tại các trạm quan trắc vận hành đồng thời đạt hiệu quả điện năng cao nhất có thể; xác định mức độ thiệt hại về điện của các hồ chứa cho mỗi phương án tính so với thiết kế ban đầu của các hồ chứa; đưa ra các phương án vận hành và phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng phương án;
b) Trường hợp rà soát, điều chỉnh không bổ sung hồ, có bổ sung hồ: thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 9 Điều này và tiến hành so sánh với quy trình vận hành liên hồ chứa đã được ban hành, đề xuất các phương án điều chỉnh.
10. Dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa lũ (hoặc điều chỉnh, bổ sung trong trường hợp rà soát, điều chỉnh quy trình).
11. Hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, sở ban ngành, địa phương, đơn vị quản lý vận hành hồ:
a) Chuẩn bị tài liệu và các chuẩn bị khác phục vụ hội thảo (biên tập, nhân bản tài liệu, gửi các tài liệu và các tài liệu liên quan để lấy ý kiến góp ý) về các nội dung quy định của quy trình trong mùa lũ;
b) Tổ chức hội thảo, lấy ý kiến;
c) Tổng hợp, hoàn thiện theo các ý kiến, lựa chọn phương án vận hành liên hồ chứa.
Trên đây là tư vấn về xây dựng các phương án vận hành và lập các mô hình tính toán vận hành liên hồ chứa trong mùa lũ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 65/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?